Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những người tuyệt đối không nên ăn quả khế

Quả khế là một loại quả khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, những người mắc bệnh thận, dạ dày tuyệt đối không nên ăn bởi nó có thể gây ra biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng.

Ts.bs lê thị thanh nhạn (học viện y dược học cổ truyền việt nam) thông tin trên báo kiến thức, theo đông y, khế có vị chát, tính bình, không độc, có tác dụng tốt trong tiêu hóa, kháng viêm... thành phần dinh dưỡng trong trái khế không cao, 100g khế chỉ có 35,7 calo, chính vì vậy đây là thứ quả tốt cho người béo phì, mỡ máu cao.

Những người bị táo bón, trĩ, ăn không tiêu có thể dùng khế hằng ngày. Hàm lượng chất xơ có nhiều trong khế giúp hệ tiêu hóa được cải thiện rõ rệt.

Quả khế rất tốt cho sức khỏe nhưng với một số ngưởi như mắc bệnh thận, dạ dày tuyệt đối không nên ăn. Ảnh minh họa

Quả khế rất tốt cho sức khỏe nhưng với một số ngưởi như mắc bệnh thận, dạ dày tuyệt đối không nên ăn. ảnh minh họa

Đặc biệt, lá khế và quả khế chua có vị chát, đây là thành phần kháng viêm. nếu người bị mẩn ngứa, ho, viêm họng có thể uống nước lá khế và cho thêm chút muối. nước sắc lá khế, pha thêm chút muối cũng có tác dụng tốt đối với bệnh viêm nhiễm phụ khoa của phụ nữ. đối với ho, viêm họng thì bạn có thể làm ô mai khế, siro khế để sử dụng thường xuyên cũng có tác dụng.

Hàm lượng Vitamin C trong khế cao ngang bằng với quả cam, vì vậy khi bị sốt do virus, sốt cao do viêm họng, sốt xuất huyết, ngoài việc dùng Thu*c bạn nên uống vài cốc nước ép khế hằng ngày sẽ hạ sốt nhanh.

Đối với những người uống rượu quá nhiều, thậm chí có thể ngộ độc có thể dùng khế để hỗ trợ. các axit hữu cơ có từ 800 - 1.250mg/100g khế tác động nhanh tới dạ dày, giúp thải rượu vừa uống vào ra ngoài cơ thể nhanh hơn bình thường.

Tuy nhiên, khế có chứa nhiều loại axit, đặc biệt là khế chua, nên người bị đau dạ dày hoặc đang bị đói không nên ăn. trong khế có chứa có nhiều axit oxalic, vì vậy, những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận nặng hơn. mặt khác, chất axit này còn làm cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể, do vậy những người còi xương, có vấn đề xương khớp, trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn khế.

Khẳng định trên báo trí thức trẻ về vấn đề này, chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm vũ thế thành cho biết, đúng là có rắc rối giữa việc ăn khế và những người bị thận.

Người bình thường ăn khế thì không sao, nhưng những người bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo có thể bị ngộ độc sau khi ăn khế, với các triệu chứng nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn…một số trường hợp Tu vong do ăn khế ở những người suy thận đã được ghi nhận.

Thủ phạm đã được xác nhận đó là do chất caramboxin có trong khế.caramboxin không được xem là chất phản dinh dưỡng mà đó là một độc chất thần kinh.ngoài ra, trong khế cũng có hàm lượng acid oxalic khá cao so với các loại trái cây khác. acid oxalic mới được xem là chất phản dinh dưỡng. những người bị sạn thận không nên ăn khế quá nhiều, vì với hàm lượng cao oxalic như thế, sỏi thận dễ tái phát.

Theo An Dương/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/mac-benh-nay-ma-an-qua-khe-chi-co-con-duong-chet-d134411.html

Theo An Dương/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-qua-khe/20201230011349328)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY