Sức khỏe hôm nay

Những nguyên tắc cần tuân thủ khi cho bé ăn rau

Rau củ nhiều vitamin và chất xơ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn còn lúng túng trong việc chế biến những món ăn ngon cho trẻ.

Quá trình trao đổi chất được thúc đẩy hoạt động nhanh hơn và hệ tiêu hóa của trẻ cũng được cải thiện khi cho trẻ ăn nhiều rau củ hàng ngày.

Tuy vậy nếu không biết cách chế biến những chất dinh dưỡng không những không được cơ thể hấp thụ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.

Khi chế biến rau củ cho con các bà mẹ cần lưu ý những điểm sau:

Phải rửa rau thật kỹ

Dù cho có là sản phẩm được bán ở cửa hàng rau sạch nhưng các loại rau xanh vẫn có chứa rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn.

Khi mua rau về nên rửa rau thật sạch, ngâm rau trong nước 20-30 phút cho hết hoàn toàn thuốc trừ sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, cuối cùng ngâm trong hỗn hợp nước muối nhạt từ 10-15 phút để rau được khử trùng hoàn toàn.

Nên cho con ăn nhiều loại rau có lá

Củ quả thường được các bé ăn nhiều hơn rau có lá xanh. Nhưng trong các loại rau lá xanh có chứa nhiều loại vitamin hơn trong củ quả.

Vì thế mẹ hãy chế biến các món từ rau lá xanh thật phong phú, hấp dẫn, kết hợp màu sắc ngon mắt thì chắc chắn bé sẽ ăn nhiều rau xanh hơn.

Tuyệt đối đừng ép bé ăn quá mức

Ép trẻ ăn sẽ khiến trẻ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn và càng tăng cảm giác biếng ăn ở trẻ.

Thay vào chiêu áp bức, ép buộc mẹ hãy tìm cách ngon ngọt dỗ dành và dụ dỗ cho bé ăn rau thì tốt hơn.

Trái cây không thay thế được rau củ

Nhiều mẹ có quan điểm sai lầm khi nghĩ con không thích ăn rau cũng không sao, có thể cho bé ăn bù bằng nhiều loại trái cây khác. Nhưng điều này là hoàn toàn không đúng. Ở rau xanh có chất xơ và các loại vitamin mà ở hoa quả không đủ để thay thế. Hãy lựa chọn hoa quả như một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng bên cạnh rau xanh bổ dưỡng các mẹ nhé.

Bố mẹ cũng cần ăn rau xanh

Trẻ con sẽ không chịu ăn rau nếu nhìn thấy bố mẹ cũng không ăn. Hãy cùng trẻ ăn nhiều rau xanh để khơi dậy cảm giác thèm ăn của trẻ.

Sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau

Sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau, nhất là để luộc rau, tránh không sử dụng nồi đồng.

Trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.

Đi chế biến các món ăn không nên để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Làm thế không những mất chất dinh dưỡng của rau mà những chất không tốt từ nồi có thể ngấm vào nước và rau.

Không lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu

Theo Khám phá, nếu thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau xanh được lưu trữ quá lâu, sẽ sản xuất một lượng lớn nitrit có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm đặc biệt đối với những bé có cơ thể yếu và nhạy cảm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/nhung-nguyen-tac-can-tuan-thu-khi-cho-be-an-rau-5924/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY