Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những phong tục đón Tết độc đáo của các dân tộc vùng núi phía Bắc

(MangYTe) - Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc, mỗi vùng miền khác nhau lại có những phong tục rất độc đáo để đón Tết cổ truyền, mừng năm mới. Mỗi phong tục với nét đặc trưng văn hoá riêng đã góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam.

Người Lô Lô đi ăn trộm lấy may

Người Lô Lô ở Hà Giang quan niệm, thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì thì năm mới gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Do đó, họ đi lấy trộm cầu may nhưg không lấy nhiều hay những vật có giá trị lớn, mà chỉ là củ hành, củ tỏi, thanh củi…

Người đi lấy may không đi công khai, không rủ nhau đi, không muốn chủ nhà bắt được. Ai cũng đi âm thầm, lặng lẽ, gặp người quen cũng không chào hỏi. Thế nhưng nhỡ có bị chủ nhà bắt được thì họ cũng không bị trách móc gì.

Đặc biệt, mỗi gia đình phải đi ăn cắp cái gì đó và phải lấy cho đủ con số 12. Ví dụ, lấy ngô đủ 12 bắp; lấy gà, gạo, hoa quả cứ đủ con số 12. Đó là con số may mắn ứng với 12 tháng trong năm tới.

Người Lô Lô có tục đi ăn trộm lấy may ngày Tết.

Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn ở Hà Giang

Người pà thẻn ở hà giang một phong tục độc đáo là thờ bát nước lã quanh năm trên bàn thờ tổ tiên của gia đình.

Bát nước này được đậy kín, không được để cho cạn khô. Trong năm, chỉ vào cuối tháng 6, tức là giữa năm , gia chủ mới được phép mở ra xem và tiếp thêm nước lã cho đầy bát để đợi đến Tết.

Vào đêm 30 Tết, nhà nhà đều phải bịt kín tất cả các cửa hoặc lỗ thông khí. Trong lúc cửa đóng, then cài, gia đình bí mật nấu một nồi cháo gà để cả nhà cùng ăn. Ăn cháo xong, gia chủ mới lấy bát nước trên bàn thờ xuống cọ rửa và thay nước mới. Ngay sau đó, nghi thức cúng giao thừa mới bắt đầu.

Việc làm này giữ bí mật trong nhà không lộ ra ngoài. Theo tín ngưỡng của bà con, nếu lộ ra thì trong năm mới gia đình làm ăn vất vả, con cái ốm đau bệnh tật.

Người Thái gọi hồn vào dịp Tết

Một tục lệ không thể thiếu và là nét đặc trưng của người dân tộc thái vào ngày tết là tục gọi hồn. theo đó, vào tối 29 hoặc 30 tết, mỗi gia đình sẽ thịt 2 con gà, một con cúng tổ tiên, một con gọi hồn cho những người trong nhà.

Thầy cúng sẽ lấy áo của từng thành viên trong nhà, bó chặt một đầu với nhau rồi vắt lên vai. Tay thầy cúng cầm một cây củi đang cháy, mang ra đầu làng và gọi hồn. Sau khi gọi khoảng 2-3 lần, thầy cúng về chân cầu thang của gia đình này gọi thêm một lần nữa. Cuối cùng, thầy cúng sẽ buộc một sợi chỉ đen vào tay từng thành viên của gia đình đó để trừ tà ma.

Tục dính tro và ném xôi lên mái nhà

Ngày tết của người dân tộc giẻ thiêng (quảng nam và kon tum) lại đón tết theo một cách khác, mà đối với mỗi người chúng ta lại khá mới mẻ. đó là tục lệ cha chả, có nghĩa là dính than. vào ngày 26, 27 tháng chạp hàng năm, những chàng trai to cao khỏe khoắn của làng sẽ lên rừng đốn củi đốt thành tro và mang về. những người ở nhà sẽ nấu xôi chuẩn bị bằng cách nắm xôi vào các cây khô để đốt cho cháy thành than. tất cả số tro này sẽ được tung lên cao, mọi người đứng chụm lại sao cho hứng được càng nhiều tro vào người càng tốt. họ quan niệm ai hứng được nhiều nhất sẽ là người may mắn, hạng phúc nhất trong năm tới.

Bên cạnh đó, người Giẻ Thiêng còn cầm một nắm xôi để ném lên mái nhà, nắm xôi nào dính được vào mái nhà thì chủ nhân của nắm xôi đó sẽ được thưởng 100 gùi lúa.

Lễ hội bắt chồng ở Tây Nguyên

Vào dịp tết nguyên đán, tại một số dân tộc ở tây nguyên: giẻ triêng, cil, churu… diễn ra lễ hội bắt chồng. lễ hội này làm ta liên tưởng tới tập tục cướp vợ của các dân tộc miền núi phía bắc. tuy nhiên, điều ngược lại là thay vì chàng trai đi bắt vợ thì các cô gái đi bắt chồng. dựa trên câu truyện tích cũ kể lại, ngày xưa con gái churu vì nghèo nên không có tiền để đi hỏi chồng bằng lễ vật, nên họ đã dệt 3 chiếc khăn dài khoảng 3 mét, rộng gần một mét bằng vải thổ cẩm, cùng khoảng 10 người thân và một ông trưởng đoàn sang nhà trai hỏi cưới. lễ viếng thăm nhà trai này là hoàn toàn không báo trước.

Hai bên gia đình sẽ có thời gian trò chuyện thăm hỏi trong vòng một tiếng đồng hồ để quyết định hôn nhân cho cặp đôi trẻ. cho đến bây giờ, hôn nhân đã chủ động hơn, mọi người tự do tôn trọng nhau, hầu hết các cặp đôi đều đã có thời gian yêu đương tìm hiểu nhau rồi mới quyết định tiến tới hôn nhân. tuy nhiên các dân tộc tây nguyên vẫn giữ phong tục này.

Độc đáo lễ hội "bắt chồng" ở một số dân tộc ở tây nguyên.

Người h'mông với tục vỗ mông bạn gái vào ngày tết

Vào dịp Tết, thanh niên trai gái H'mông thường hay tụ tập dưới chân núi để vui Xuân. Khi người con trai thích người con gái nào đó, sẽ vỗ mông cô gái và dắt tay tìm chỗ tâm tình thâu đêm suốt sáng.

Ngoài ra, lễ hội Sải Sán hay Gầu Tào (hội cầu phúc) trong ngày Tết là lễ hội lớn nhất trong năm và thể hiện nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người H'Mông. Lễ hội diễn ra rất nhiều hoạt động văn hoá như ném pao - một trong những trò người H'Mông rất thích, múa khèn, múa ô, hát ống, hát giao duyên...

Người h'mông với tục vỗ mông bạn gái vào ngày tết.

Thiên An (tổng hợp)

Link bài gốc Lấy link

Thiên An (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-phong-tuc-don-tet-doc-dao-cua-cac-dan-toc-vung-nui-phia-bac/20210209023451018)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chỉ có 39% trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 6 - 23 tháng có chế độ dinh dưỡng đầy đủ; 32,7% phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi 15-49 đã đi khám thai và được bổ sung các vitamin.
  • (MangYTe) Thay bằng những chiếc đèn lồng làm bằng nhựa, tre, nứa…, giờ đây, ông Lê Văn Rô, 68 tuổi, ở xã Hữu Định (Châu Thành, Bến Tre), cho ra đời những đèn lồng Trung thu làm bằng gáo dừa, nhưng không kém phần tinh xảo.
  • Chị nói trong sự nghẹn ngào: Cũng cho cháu đi khám ở các bệnh viện nhưng cũng chỉ là khám để biết chứ gia đình không đủ tiền để mổ cho cháu.
  • (MangYTe) - Chú chó béc-giê Đức dù đã được 2 tuổi nhưng trông vẫn như một con cún con và sẽ như vậy đến cuối đời bởi gặp phải tình trạng hiếm gặp Pituitary Dwarfism - một tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng do đột biến gien.
  • Hay bị quên trước quên sau, thi thoảng gặp những cơn đau đầu thoáng qua khi tập trung cao độ, hay có những đêm trằn trọc mãi mới ngủ được…
  • Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá
  • Factory tour - Tham quan nhà máy là loại hình du lịch trải nghiệm khá phổ thông ở Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản. Bởi bên cạnh các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử thì những nhà máy nổi tiếng, lâu đời cũng là điểm đến hết sức thú vị của nhiều khách tham quan.
  • Trong y học cổ truyền, tình trạng viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mày đay thuộc phạm vi các chứng bệnh như huyết cam, dương phong, ẩn chẩn, thủy giới...
  • (MangYTe) - Đã ở tuổi 80 nhưng ngày ngày bà Khứ vẫn phải đi nhặt đá bán để lấy tiền nuôi các cháu bởi bố mẹ chúng người thì nghiện, người thì bỏ đi. Thời gian qua được sự giúp sức của bạn đọc ADZ nên cuộc sống của 4 bà cháu đã có nhiều thay đổi.
  • ​Từ ngày 1/1/2016, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách nội trú như: Học bổng, các khoản hỗ trợ mua đồ dùng cá nhân, hỗ trợ trong dịp tết Nguyên đán và hỗ trợ đi lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY