Uốn nắn những cách thức sống văn minh cho bé ngay từ bây giờ sẽ là công cụ giúp bé trở thành một người lịch thiệp về sau:
Dạy con nghi thức xã giao
Hãy đảm bảo con bạn nắm vững bốn cụm từ này và luôn thực hành chúng.
"Con có thể... ? "
"Cảm ơn"
"Không cám ơn".
"Xin lỗi".
Cảm ơn và xin lỗi là phép lịch sự tối thiểu trong ứng xử, vì thế bố mẹ cần dạy cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Khi bé nhận quà hay được ai cho một cái gì đó, giúp đỡ hoàn thành công việc… bé cần nói cảm ơn, tất nhiên lời cảm ơn phải đầy đủ chủ vị. Ví dụ, bé được cô cho 1 cái bánh, hãy dạy bé nói “Cháu cảm ơn cô”.
Ngược lại, nếu bé vô tình làm vỡ đồ, làm điều gì sai, cần phải biết cách nói xin lỗi. Ví dụ, bé đi chơi mà không xin phép mẹ, khi bị bắt phạt phải biết nói ngay “Con xin lỗi mẹ”.
Dạy con cách giới thiệu
Giới thiệu tên tuổi là một việc dễ dàng với người lớn, nhưng nếu được, hãy để con tự làm. Khi đến một nơi khác, bạn nên dạy trẻ tự nói tên của mình, thậm chí giới thiệu cả những người đi cùng bé. Ví dụ: “Con là Minh, đây là ba con, kia là mẹ con”.
Nếu một người lớn đến nhà, hãy dạy con bạn dừng mọi hoạt động đang làm và đến chào hỏi. Lý tưởng nhất, các em mỉm cười và nói "Xin chào, bà/ông".
Khi người lớn ra về, đứa trẻ nên đến và nói lời tạm biệt. Nhiều trẻ em rất xấu hổ về việc giới thiệu, bạn nên kiên nhẫn và tiếp tục khuyến khích.
Dạy con đáp lại câu hỏi lịch sự
Sau lời giới thiệu hoặc một lời chào, một người lớn sẽ cố gắng nói chuyện với một đứa trẻ.
Hãy xây dựng cho bé tinh thần vui vẻ khi trả lời những câu hỏi từ cha mẹ, người thân hay bạn bè…
Gợi ý để bé hiểu rằng, dù bực bội, bé vẫn cần phải đáp lại những câu hỏi từ phía người khác.
Dạy con bắt tay đúng cách
Bắt tay là một yếu tố quan trọng của nghi thức. Trên hết, một cái bắt tay là thời điểm ấn tượng đầu tiên, đó là chìa khóa cho mọi cuộc giao tiếp.
Kỹ thuật đúng của bắt tay là tiếp xúc mạnh ở phần thịt mềm giữa ngón cái và ngón trỏ để người bắt tay cùng bạn cũng cảm nhận được sự nhiệt tình. Sau đó ôm bàn tay bạn quanh bàn tay người đó và bóp nhẹ khoảng 2, 3 giây.
Lưu ý, nhìn thẳng vào mắt và mỉm cười khi bắt tay là rất quan trọng. Khi con lớn hơn, bạn có thể dạy con làm thế nào để gây ấn tượng với cấp trên.
Dạy con tránh xa ngôn ngữ xấu
Bản thân não bộ của trẻ có khả năng tiếp nhận thông tin rất nhanh và sự ghi nhớ là rất tốt do đó khi cha mẹ nói gì, trẻ sẽ ngay lập tức thu nhận và học theo.
Vì vậy muốn con sau này trưởng thành, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy sử dụng cách nói chậm rãi, rõ ràng, đơn giản nhưng phải theo ngôn ngữ của người lớn để nói chuyện với con.
Nếu cha mẹ nói những từ không tốt, đừng trách trẻ sau này luôn sử dụng chúng. Nếu tình cờ nghe bạn bè xung quanh nói những từ đó, hãy giải thích cho con để chúng tránh xa sau này.
Nên nói với trẻ “Đi vệ sinh”, chứ đừng bao giờ nói “Đi ỉa, đi đái đi” bô bô trước mặt người khác. Trẻ đánh bủm cũng không nên nhận xét bàn tán...
Dạy con ăn uống ý tứ
Cách ăn uống của trẻ sẽ phản ánh cách dạy dỗ con của bố mẹ. Một người lịch sự sẽ ăn uống điềm đạm, lịch sự và có ý tứ, vì thế nếu thấy bé ăn uống nhồm nhoàm, “tham ăn”, người ngoài sẽ đánh giá bố mẹ không biết dạy con.
Tốt nhất ngay khi ăn uống tại nhà, bạn hãy dạy con nên ăn uống từ tốn, đang ăn không nên nói, ăn cho xong phần trong chén hãy gắp thêm thức ăn, không ăn bốc…
Dạy con biết nhường bước, nhường lời
Biết xếp hàng và chờ đợi đến phiên mình là cách ứng xử nền tảng nhất trong đám đông. Do đó, khi truyền đạt cho con những công thức lịch sự tối thiểu, cha mẹ cũng cần phải dạy con không nên cắt lời người khác hay.
Cha mẹ không nên gạt ngang lời trẻ nói, chờ cho chúng nói hết ý cũng là một cách dạy con trong lịch sự trong lời nói.
Ngoài ra, nếu linh hồn của phép lịch sự là sự tôn trọng và quan tâm đến người khác thì nhường bước, nhường chỗ, nhất là trên những phương tiện di chuyển công cộng, cũng là những điều mà cha mẹ cần làm trước mắt con và nhắc nhở con nên làm.
Hiểu Đan
Chủ đề liên quan: