Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những sai lầm cần tránh khi ăn đào để đảm bảo sức khỏe

Những thông tin như ăn đào dễ xảy thai, đẻ con câm điếc, nhiều lông, dễ ốm... khiến nhiều người hoang mang lo sợ. Vậy thực hư vấn đề này thế nào?

Những thông tin như ăn đào dễ xảy thai, đẻ con câm điếc, nhiều lông, dễ ốm... khiến nhiều người hoang mang lo sợ. Vậy thực hư vấn đề này thế nào?

Những sai lầm cần tránh khi ăn đào để đảm bảo sức khỏe - Ảnh 1

Đào là loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng.

Là loại trái cây xứ ôn đới, đào được rất nhiều người ưa chuộng vì vị ngọt, thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao.

Một trái đào trung bình (147 g) cung cấp khoảng 50 calo, 0,5 g chất béo, không chứa cholesterol và muối, 15 g carbohydrate, 13 g đường, 2 g chất xơ và 1 g protein. Loại quả này có thể cung cấp được 6% nhu cầu vitamin A và 15% nhu cầu vitamin C một ngày. Đào cũng là nguồn cung cấp vitamin E, vitamin K, vitamin B3, folate, sắt, choline, kali, magie, phospho, kẽm và đồng rất tốt cho cơ thể.

Đào còn được cho là có tác dụng chống oxy hóa, do có chứa lutein, zeaxanthin và beta - crytoxanthin, có thể giúp hạ kali máu, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống viêm da, chống khô mắt, phòng ngừa táo bón, trĩ, loét dạ dày, giảm stress, lo âu, hạ cholesterol, giúp xương và răng chắc khỏe, tốt cho tế bào, ngăn sự lão hóa của hệ thần kinh.

Những sai lầm cần tránh khi ăn đào để đảm bảo sức khỏe - Ảnh 2

Việc ăn 2-3 quả đào mỗi tuần không gây hại cho sức khỏe phụ nữ mang bầu và thai nhi.

Tuy nhiên, trong một số thời điểm, việc ăn đào có thể tác động không tốt lên cơ thể. Gần đây, nhiều thai phụ “tuyệt giao” với đào vì cho rằng đào cực kỳ tác hại với phụ nữ mang thai. Họ truyền tai nhau rằng phụ nữ mang thai ăn đào sẽ gặp nguy cơ sảy thai, bé sinh ra dễ bị câm (hoặc điếc), hoặc có thể sẽ có nhiều lông trên người

Thực tế, đấy là một quan niệm sai lầm. Khoa học hiện đại chứng minh, chưa có một nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn đào sinh con ra sẽ dễ bị câm, điếc hoặc mọc nhiều lông trên người…

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, vì có tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Vì vậy, với số lượng mỗi tuần ăn khoảng 2-3 quả đào không gây hại gì cho cả mẹ và bé.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo: Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn đào. Vì trong quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7g đường. Vì vậy, người mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn.

Những sai lầm cần tránh khi ăn đào để đảm bảo sức khỏe - Ảnh 3

Những loại đào đang được bán trên thị trường.

TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết từ trước đến nay y văn chưa ghi nhận trường hợp nào ăn đào gặp phải các vấn đề nguy hại cho sức khỏe.

"Theo Đông y, đào có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, có tác dụng trị kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết. Do vậy, có thể các bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu, ăn nhiều đào có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết”, TS Sơn phân tích.

Các chuyên gia lưu ý người bệnh với cơ thể suy nhược, nhiều bệnh trong người hay những người có chức năng tràng vị tương đối kém không nên ăn quá nhiều đào.

Loại quả này có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, khi ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị. Bệnh nhân mới ốm dậy, yếu dạ dày khó hấp thụ không nên dùng.

Những sai lầm cần tránh khi ăn đào để đảm bảo sức khỏe - Ảnh 4

Không nên ăn quá nhiều đào để tránh tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Đại tá, Lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), cũng khuyến cáo những người đang ốm, đặc biệt bị viêm họng, sốt, chảy máu cam, ăn đào sẽ khiến tình trạng bệnh tăng nặng.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/nhung-sai-lam-can-tranh-khi-an-dao-de-dam-bao-suc-khoe-a328969.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY