Tùy thuộc vào tính cách của trẻ, các phong cách nuôi dạy con khác nhau có hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, có một số sai lầm phổ biến mà cha mẹ thường mắc phải trong khi rèn luyện hành vi tốt cho trẻ.
1. Công khai làm xấu hổ con ở nơi công cộng
Không bao giờ quát tháo hoặc la mắng con ở nơi công cộng, đặc biệt là khi bạn đang muốn kỉ luật con cái. Xấu hổ nơi công cộng thường sẽ gây ra phản tác dụng và thay vì ghi nhớ cách cư xử tốt, nó có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của chúng.
Trẻ cảm thấy xấu hổ và thay vì tập trung vào điều tốt, chúng có thể bắt đầu khinh thường bạn. Do đó, hãy tìm không gian riêng tư và giải thích cho trẻ hiểu về việc làm sai, thay vì bốc đồng và la mắng.
Không bao giờ quát tháo hoặc la mắng con ở nơi công cộng, đặc biệt là khi bạn đang muốn kỉ luật con cái - (Ảnh: Timesofinida). |
2. Phớt lờ lời cầu xin của trẻ
Khi nói đến việc kỉ luật, việc dạy cho trẻ sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn là điều quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phớt lờ và xem nhẹ những lời cầu xin của trẻ.
Ngay cả khi chúng đòi hỏi những điều không thực tế, thay vì thờ ơ, hãy lắng nghe và trao đổi cùng trẻ. Giải thích thay vì đợi chúng chấp nhận thực tế như nó vốn có.
3. Đặt ra quy tắc không rõ ràng
Không giống như người lớn, trẻ em mất nhiều thời gian hơn để xử lý các hướng dẫn. Là cha mẹ, bạn phải giải thích chi tiết về các quy tắc đặt ra cho chúng. Đó là cách tốt nhất để giáo dục và kỉ luật con cái.
Mặc dù bạn có thể yêu cầu trẻ làm một việc ở nhà, nhưng không nhất thiết chúng phải làm điều tương tự ở nơi khác. Do đó, đừng đưa ra những hướng dẫn mơ hồ và hãy chỉ dẫn rõ ràng hơn về những gì bạn đang muốn hướng đến.
Bạn nên đặt ra những quy tắc rõ ràng để giáo dục và kỉ luật con cái - (Ảnh: Timesofindia). |
4. Phản ứng thái quá với lời nói của trẻ
Trẻ em đồng thời rất dễ bị tổn thương. Chúng thiếu tự chủ và đôi khi vô tình nói những điều làm tổn thương bạn. Tuy nhiên, là cha mẹ, bạn phải hiểu rằng chúng chỉ nói tất cả theo một phản ứng tự nhiên. Do đó, thay vì cảm thấy bị tổn thương và phản ứng thái quá, điều bạn có thể làm là giúp trẻ hiểu cách tôn trọng tất cả mọi người.
5. Liên tục cằn nhằn và đổ lỗi
Mọi đứa trẻ đều mắc lỗi và chúng cần biết khi nào chúng mắc phải. Tuy nhiên, cứ lặp đi lặp lại và biến nó thành một bài giảng dài có thể không hiệu quả lắm.
Trẻ sẽ đi chệch khỏi vấn đề thực tế và chỉ tìm ra lỗi trong cách cư xử của bạn đối với chúng. Vì vậy, tránh cằn nhằn liên tục và tạo ra trò chơi đổ lỗi.
6. Hối lộ con cái để chúng dừng lại
Một khi bạn mua chuộc con mình để khiến chúng ngừng nổi cơn thịnh nộ, thì về lâu dài điều đó có thể trở thành thói quen. Thay vào đó, bạn nên làm cho trẻ nhận ra chúng đã sai ở đâu. Dạy chúng tầm quan trọng của sự kiên nhẫn và kiên trì. Chỉ có như vậy thì trẻ mới hình thành tính cách tốt trong tương lai.
7. So sánh với những đứa trẻ khác
Nhiều khi cha mẹ nghĩ rằng việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác sẽ thúc đẩy chúng đạt được những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Nhưng sự thật nó chỉ gây ra một vết xước trong lòng tự trọng và sự tự tin của đứa trẻ.
Chúng có thể cảm thấy yếu kém hơn những bạn khác, vì vậy, đừng bao giờ đem ra so sánh, kể cả giữa anh chị em với nhau. Bạn hãy thừa nhận sự thật rằng mọi đứa trẻ đều là duy nhất. Tất cả những gì bạn cần làm là phát huy thế mạnh của chúng.
Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng muốn con cái của mình có nề nếp và kỉ luật. Trong khi một số làm điều đó mà không có bất kỳ sự hạn chế nào, những người khác tìm kiếm các kỹ thuật nuôi dạy con cái nghiêm khắc hơn. Nhưng hãy nhớ rằng, dù áp dụng phương pháp nào cũng nên tránh những sai lầm trên trong quá trình kỉ luật con cái.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: