Những tác hại của trứng vịt lộn với trẻ
Trứng vịt lộn tuy là món bình dân nhưng rất bổ dưỡng. Trong trứng vịt lộn có chứa 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg canxi; 212 gram photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt…
Trong trứng lộn có chứa vitamin A (retinol) và tiền vitamin A (beta caroten) khá cao.
So với trứng vịt thường, trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng nhiều hơn gấp nhiều lần bởi quá trình phát triển từ trứng thành phôi đã khiến 1 số chất chuyển hóa thành nhiều chất cần thiết giúp cho quá trình tăng trưởng của phôi tạo nên giá trị dinh dưỡng cho trứng lộn.
Đông y coi trứng lộn là “món ăn – bài thuốc bổ” có công hiệu tư âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau trưởng thành.
Nhưng cũng chính bởi có quá nhiều chất dinh dưỡng, nó dường như trở thành món ăn khó hấp thu đối với trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn có nguồn vitamin A rất cao (100 gam/1.000mcg) trong đó nhu cầu của trẻ em cần bổ sung vitamin chỉ ở khoảng 300 – 500mcg. Vì thế nếu như bé ăn trứng vịt lộn thường xuyên, cơ thể sẽ dễ bị dư thừa vitamin A, gây vàng da ở trẻ không tốt.
Ngoài ra, lượng đạm cao phải hấp thu khi trẻ còn quá nhỏ còn ảnh hưởng đến sự phát triển xương và nếu ăn nhiều thì trứng lộn lại hóa độc dược.
Lượng Estrogen gây dậy thì sớm của trứng vịt lộn sẽ khiến trẻ nhỏ lớn nhanh và ngừng phát triển sớm hơn các bé đồng trang lứa. Ưu điểm của trứng vịt lộn là lượng cholesterol cần thiết cho các tế bào thần kinh của trẻ phát triển và giúp trẻ bị suy dinh dưỡng tăng cân. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thường xuyên sẽ gây dư thừa cholesterol khiến trẻ dễ cao mỡ máu và tăng nguy cơ tim mạch.
Cho trẻ ăn trứng vịt lộn đúng cách
- Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa , rất có hại cho sức khỏe.
- Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn ½ quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ (1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn).
- Với những trẻ bị tiểu đường, tim mạch… tốt nhất không nên cho trẻ ăn trứng vịt lộn vì dưỡng chất có thể làm tắc nghẽn động mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Nếu cho trẻ ăn trứng vịt lộn thì nên cho ăn vào buổi sáng thay vì chiều tối làm trẻ khó tiêu, ngủ không yên giấc.
- Nên ăn kèm rau răm với trứng lộn để giúp cho trẻ không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các vấn đề về tiêu hóa.
Phong Vũ
Theo tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: