12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những thay đổi đem lại hiệu quả bất ngờ cho đàn ông

80% nam giới có thể tránh được một cơn đau tim nếu họ bỏ thuốc lá, giảm bớt rượu, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục, một nghiên cứu mới đây đã khuyến nghị.

Việc áp dụng một lối sống lành mạnh có thể có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong sớm - và việc từ bỏ thói quen xấu của mỗi cá nhân làm giảm nguy cơ đáng kể.

Đàn ông có lối sống lành mạnh là người không hút thuốc, người đi bộ hoặc đạp xe ít nhất 40 phút mỗi ngày, tập thể dục ít nhất 1 giờ/ tuần và có một chu vi vòng eo dưới 75cm.

Họ cũng uống lượng rượu vừa phải, và ăn một chế độ ăn uống nhiều loại trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt, các sản phẩm sữa giảm chất béo, ngũ cốc nguyên hạt và cá.

Nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê của 20.721 người đàn ông Thụy Điển khỏe mạnh tuổi từ 45-79 trong hơn 11 năm. Họ được đo vòng bụng cũng như được hỏi về lối sống của họ.

Nghiên cứu cho thấy sự giảm rõ rệt nguy cơ nhồi máu cơ tim cho mỗi yếu tố lối sống cá nhân được những người tham gia áp dụng.

Những người đàn ông kết hợp chế độ ăn uống có nguy cơ thấp và uống rượu vừa phải với không hút thuốc, vận động cơ thể và có một số lượng thấp mỡ bụng, giảm rủi ro bằng 86 phần trăm.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy kết quả tương tự ở nam giới với mức độ tăng huyết áp và cholesterol cao.

Giáo sư Agneta Akesson (từ Viện Y học môi trường tại Viện Karolinska ở Thụy Điển) cho biết: "Không đáng ngạc nhiên khi lối sống lành mạnh có thể dẫn đến việc giảm các cơn đau tim. Điều đáng ngạc nhiên là làm thế nào nguy cơ giảm đáng kể do các yếu tố này”.

Nghiên cứu cũng cho thấy, ngay cả ở những người dùng thuốc, việc giảm nguy cơ bệnh tim mãn tính cũng đã được ghi nhận ở những người có một lối sống lành mạnh.

"Điều tốt nhất ta có thể làm là lựa chọn lối sống lành mạnh sớm trong cuộc sống", Giáo sư Akesson khuyến nghị.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí “American College of Cardiology”.

Tác hại của thuốc lá

Bệnh viêm tắc động mạch chi cũng từng được tác giả Leo Buerger (nhà nghiên cứu bệnh học, đồng thời là bác sỹ phẫu thuật và bác sỹ tiết niệu, người Áo) mô tả trong y văn từ năm 1908 với đối tượng là 11 bệnh nhân. Theo đó, bệnh phát sinh do tình trạng viêm nhiễm nặng nề của toàn bộ 3 lớp thành động mạch và các tĩnh mạch đi kèm, gây nên những di chứng là hoại tử. Mối liên quan là, phần lớn những bệnh nhân được theo dõi là những người nghiện thuốc lá nặng, họ hút trên 20 điếu mỗi ngày.

Còn theo kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) và Bệnh viện Massachusetts (Boston, Mỹ) thì những người cai thuốc lá có thể giảm hơn 50% nguy cơ bệnh tim, đột quỵ hay tử vong do bệnh tim mạch. Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát của các chuyên gia về thói quen hút thuốc và sức khỏe tim mạch của hơn 3.000 người trong vòng 27 năm (từ 1984-2011).

Nói về tác hại của thuốc lá với bệnh tim mạch,Ths.BS. Nguyễn Hoàng Hà (Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec) cho biết: Khi hút một điếu thuốc lá, mạch máu vào tim sẽ co lại, lượng máu trong tim có thể giảm đi 50%. Trong suốt cuộc đời, thói quen hút thuốc lá sẽ làm mạch máu vào tim của bạn co đi giãn lại rất nhiều lần gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới tim.

Cũng bàn về tác hại của việc hút thuốc lá, PGS. TS Đoàn Quốc Hưng (Trưởng phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, Đại học Y Hà Nội) phân tích: Hút thuốc lá, thuốc lào là thói quen hàng nghìn năm nay, tác hại của nó cũng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.

Theo đó, hút thuốc lá có tác hại đến nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó 2 bộ phận bị tác động nhiều nhất là hệ thống hô hấp và hệ thống tuần hoàn. Các nghiên cứu khoa học từ những năm 1950 đã chứng minh được rằng thuốc lá là tác nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu của toàn bộ cơ thể. Cụ thể là mạch cảnh nuôi não, mạch vành nuôi tim và mạch đùi nuôi chi dưới.

Tác hại của uống nhiều bia rượu đối với cơ thể

BS. Vũ Đức Chung- Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân y 354 Hà Nội cho biết: Trong thời gian gần đây bệnh viện có rất nhiều bệnh nhân đến điều trị xuất huyết tiêu hóa. Hầu hết các ca nhập viện đều đã quá nặng, có đến trên 50% bệnh nhân chức năng gan đã giảm. Do bị xuất huyết tiêu hoá nên các bệnh nhân đều phải truyền máu. Ít nhất, mỗi đợt chuyền gần 10 đơn vị máu/bệnh nhân. Điều đáng quan tâm là hầu hết các bệnh nhân này đều có tiền sử viêm gan B và kèm theo nghiện rượu nặng.

Còn theo Ths. Vũ Thị Tuyết Mai - bác sĩ đa khoa, Bộ Y tế, uống nhiều rượu bia ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như thận, gan, dạ dày, tụy, não… Trong đó, gan là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất.

Ths. Tuyết Mai phân tích, khi uống rượu, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Toàn bộ lượng máu ở đường tiêu hóa đều phải đi qua gan trước khi về tim. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Tế bào gan có hệ thống men (enzyme) chuyển hóa cồn, biến đổi cồn qua một chuỗi phản ứng hóa học để cuối cùng cho ra CO2 và nước, thải ra ngoài qua nước tiểu và phổi. Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn uống quá mức, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu.

Theo đó, Ths. Tuyết Mai khuyến cáo, đừng bao giờ để xảy ra bệnh rồi mới bắt đầu bỏ rượu. Tốt nhất hãy bỏ hẳn hoặc hạn chế uống rượu bia, trong giới hạn khuyến cáo: nam chỉ uống không quá 4 đơn vị/ngày và dưới 21 đơn vị/tuần. Nữ: giới hạn là 3 đơn vị/ngày và 14 đơn vị/tuần. Đối với phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không uống rượu.

Bình Nguyên

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-thay-doi-dem-lai-hieu-qua-bat-ngo-cho-dan-ong-15479/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY