12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những thay đổi nho nhỏ có tác dụng đẩy lùi chứng viêm đau khớp

Nghiên cứu cho thấy mỗi kg cân nặng có thể tạo thêm 4 kg áp lực lên khớp gối. Sự căng thẳng này lên các khớp làm cho sụn dễ bị phá vỡ hơn, khiến các triệu chứng của bệnh viêm khớp thêm trầm trọng.

Nhóm các tình trạng gây viêm, sưng và đau ở khớp được gọi là viêm khớp. Có 100 loại khác nhau, mặc dù phổ biến nhất là viêm xương khớp. Trong trường hợp này, lớp sụn lót xương bị thoái hóa, gây sưng, cứng và đau.

Không loại trừ các phương pháp điều trị y tế, các biện pháp điều trị tại nhà cùng với thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh. Nếu bạn hoặc người thân bị viêm khớp, những biện pháp dưới đây có thể hữu ích.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch để tự vệ bằng cách vô tình tấn công các mô của chính mình. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm khớp. Để giảm đau khớp, bạn nên thay đổi hoàn toàn cách ăn uống. Sức khỏe đường ruột được cải thiện khi chế độ ăn nhiều rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc.

Tránh các sản phẩm chế biến từ sữa và thịt càng nhiều càng tốt. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tự nhiên cung cấp các enzym có tác dụng chống viêm và giảm đau khớp.

2. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Nghiên cứu cho thấy mỗi kg cân nặng có thể tạo thêm 4 kg áp lực lên khớp gối. Sự căng thẳng này lên các khớp làm cho sụn dễ bị phá vỡ hơn, khiến các triệu chứng của bệnh viêm khớp thêm trầm trọng. Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp giúp giảm áp lực lên các khớp, và do đó giảm cứng và đau.

3. Sử dụng miếng áp hạt nóng và lạnh

Chườm lạnh hoặc nóng đều có lợi trong việc giảm viêm và giảm đau do viêm khớp. Nhiệt tạo điều kiện cho chuyển động bằng cách cải thiện độ cứng của khớp. Đồng thời, nhiệt độ làm giảm phản ứng thần kinh giúp làm giảm cơn đau.

Bạn có thể làm các tấm lót tại nhà, sử dụng một miếng vải cotton chứa đầy hạt ngô, các loại đậu, yến mạch hoặc gạo, tất cả các yếu tố có khả năng duy trì nhiệt độ của chúng trong thời gian dài.

Tấm lót có thể được làm nóng trong lò nướng thông thường trong vài phút và làm lạnh trong tủ lạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiệt không được quá 20 phút mỗi lần thực hiện.

4. Massage khớp

Một nghiên cứu năm 2013 đã điều tra tác dụng của massage ở một nhóm người bị viêm khớp. Một nửa số người tham gia được massage áp lực nhẹ, nửa còn lại được massage áp lực vừa phải.

Sau 4 tuần, nhóm thứ hai, được xoa bóp vừa phải, cảm thấy ít đau hơn ở các khớp bị ảnh hưởng, cũng như tự do di chuyển và lực cầm nắm nhiều hơn. Các chuyên gia viêm khớp giải thích rằng, xoa bóp làm giảm sản xuất hormone cortisol liên quan đến căng thẳng và việc truyền tín hiệu đau trong não.

Trong khi đó, massage lại làm tăng sản xuất serotonin, giúp cải thiện tâm trạng. Do đó, bạn nên thường xuyên xoa bóp các khớp và cơ bị ảnh hưởng sẽ giúp giảm thiểu cơn đau do viêm khớp.

5. Bổ sung axit béo omega-3

Một nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng axit béo omega-3 giúp giảm viêm trong cơ thể và điều chỉnh hệ thống miễn dịch, cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Omega-3 có một chức năng quan trọng khác trong cơ thể, đó là tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy đốt cháy chất béo. Kết quả là, trọng lượng cơ thể giảm đi làm giảm áp lực lên các khớp bị ảnh hưởng, giúp giảm đau đáng kể.

Axit béo này được tìm thấy trong các loại hạt, cá nước lạnh (như cá ngừ, cá mòi hoặc cá hồi), hạt cây gai dầu và chúng cũng rất giàu chất chống viêm khác. Sử dụng một lượng nhỏ trong số này mỗi ngày cho phép những người đang bị viêm khớp lấy lại sức khỏe.

6. Thực hành thiền định

Thiền có tác dụng rất tốt để giảm căng thẳng ở những người mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp. Một nghiên cứu cho thấy những người thực hành thiền định thường xuyên cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách giảm đau ở các khớp bị ảnh hưởng, giảm cứng khớp vào buổi sáng.

Ngồi thiền cũng giúp con người chống chọi với bệnh tật và duy trì một cuộc sống xã hội năng động. Bạn có thể bắt đầu với 10 phút thiền mỗi ngày cho đến khi đạt được 45 phút, hoặc khoảng thời gian bạn cho là cần thiết.

7. Tăng cường hấp thụ vitamin D

Một đánh giá năm 2016 báo cáo rằng những người bị viêm khớp có hàm lượng vitamin D thấp. Vi tamin D giúp tăng cường xương và hệ thống miễn dịch, do đó, việc thiếu nó sẽ dẫn đến làm gia tăng các triệu chứng của bệnh. Cơ thể hấp thụ vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bằng cách ăn các loại thực phẩm có chứa nó như cá, các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng và nấm, hoặc bằng cách uống các chất bổ sung có sẵn ở hiệu thuốc.

Nếu bị viêm khớp, bạn cần ra nắng vài phút mỗi ngày và luôn cẩn thận để không bị bỏng. Các bằng chứng khoa học nói rằng những người sống ở vĩ độ thấp, nơi khan hiếm ngày nắng cùng với khí hậu ẩm ướt và mưa nhiều, có xu hướng bị đau nhiều hơn do viêm khớp.

Tuy nhiên, không rõ liệu mức độ tăng lên của vitamin D có làm giảm hoạt động của bệnh hay không. Trong mọi trường hợp, tốt nhất là duy trì mức vitamin D bình thường trong cơ thể.

8. Bổ sung gừng vào các bữa ăn hàng ngày

Gừng có thành phần chính là gingerol có tác dụng ức chế các chất gây viêm và đau khớp. Các chất phytochemical của nó thậm chí còn góp phần ngăn chặn sự tiến triển của bệnh viêm khớp.

Ngoài ra, gừng rất an toàn khi sử dụng lâu dài và dù tươi hay dạng bột, bạn có thể dễ dàng kết hợp nó vào bữa ăn của mình.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-thay-doi-nho-nho-co-tac-dung-day-lui-chung-viem-dau-khop-29577/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY