Dưới đây là những thói quen vào sáng sớm dễ gây tổn thương gan bạn nên chú ý:
1. Nhịn tiểu sau khi tỉnh dậy
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh độc tố trong cơ thể được thải ra ngoài thông qua mồ hôi, đại tiện và tiểu tiện.
Thói quen nhịn tiểu vào buổi sáng sẽ khiến độc tố tích trữ trong cơ thể, lâu dần sẽ gây ra tình trạng ngộ độc gan. Do đó, đi tiểu sau khi ngủ dậy là việc làm cần thiết để bảo vệ gan.
2. Không ăn sáng
Bữa sáng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một giấc ngủ dài và chuẩn bị tinh thần cho một ngày làm việc mới. Việc thường xuyên bỏ bữa sáng khiến cơ thể không được bổ sung kịp thời năng lượng cho một ngày dài, khiến gan bị kiệt sức và tổn thương.
3. Ăn uống quá độ
Người hiện đại thường có thói quen ăn uống tùy tiện, đặc biệt là ăn quá nhiều vào bữa sáng. Trên thực tế, chế độ ẩm thực không cân đối sẽ tạo nhiều áp lực lên dạ dày, đồng thời khiến cho gan nhiễm mỡ nhiều hơn.
Vì vậy, việc ăn quá nhiều không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa mà còn sản sinh ra các "gốc tự do" - nguyên nhân sinh ra nhiều bệnh tật.
Trong khi đó, tác dụng chủ yếu của gan là đối phó với các "gốc tự do", giúp cơ thể bài trừ độc tố, thanh lọc máu. Do đó, các "gốc tự do" trong cơ thể càng nhiều, công năng gan càng bị hao tổn nghiêm trọng.
4. Cáu gắt
Bắt đầu ngày mới bằng những cảm xúc tiêu cực không chỉ ảnh hưởng tới tinh thần, hiệu suất làm việc mà còn gây tổn hại nhiều cơ quan của cơ thể, trong đó có gan.
Khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi, áp lực máu sẽ tăng cao, khiến cho lượng máu lưu thông của gan giảm mạnh, không đủ để duy trì các hoạt động bình thường.
Do đó, khởi đầu ngày mới bằng những cảm xúc tích cực, đồng thời học cách cân bằng tâm trạng, hóa giải những bức xúc không tốt ở trong lòng, giữ cho bản thân luôn lạc quan, vui vẻ là một trong những phương pháp hữu hiệu để bảo vệ gan.
5. Sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ vào buổi sáng
Buổi sáng sau khi ngủ dậy, chúng ta không nên sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu, mỡ. Việc này vô tình khiến gan phải hoạt động nhiều hơn. Lâu dần có thể dẫn đến các tình trạng tổn thương gan như gan nhiễm mỡ và các bệnh lý liên quan khác.
6. Ngủ không đủ giấc
Từ 1:00 đến 3:00 là khoảng thời gian tối quan trọng đối với gan. Đây cũng là "khung giờ vàng" để tiến hành nuôi dưỡng cơ quan này.
Bởi vậy, việc ngủ muộn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian nghỉ ngơi và khả năng phục hồi của gan. Đối với những người bị viêm gan, việc ngủ không đủ giấc còn có thể khiến cho bệnh tình trở nặng.
Do đó, để hạn chế những biến chứng không mong muốn, chúng ta nên đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ.
Lên giường trước 11 giờ và đảm bảo sâu giấc trong khoảng thời gian từ 1:00 đến 3:00 là cách chăm sóc tốt nhất cho cơ quan được ví như "nhà máy xử lý độc tố" của cơ thể.
Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ lá gan luôn khỏe?
- Duy trì tâm trạng tốt, điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Luôn luôn có tinh thần lạc quan vui vẻ không nên cáu giận và duy trì lối sống lành mạnh.
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Đi ngủ trước 11 giờ và tránh ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe vào sáng sớm nhằm cải thiện sức đề kháng và sức khỏe của bản thân.
Hoài Nguyễn
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: