Trẻ ngủ ngáy
Nhiều người cho rằng, ngáy là hoạt động bình thường trong giấc ngủ, tuy nhiên đối với các bé sơ sinh, các bé thường ngủ rất yên ắng và không gây tiếng ngáy lớn. Tiếng ngáy của trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu dịch nhày trong đường hô hấp.
Nguyên nhân của việc này có thể do vị trí trẻ nằm, vì vậy bố mẹ nên chú ý đến vị trí ngủ của bé và nếu tình trạng này thường xuyên hơn thì tốt nhất cần đưa đến bác sỹ để khám xem đang bị bệnh hay không.
Quấy khóc liên tục
Nếu trẻ liên tục có hiện tượng quấy khóc trong giấc ngủ và còn kèm theo các biểu hiện như liên tục ngọ nguậy đầu, dùng tay nắm lấy lỗ tai, đôi khi còn bị sốt, thì đây có thể là tín hiệu trẻ mắc các bệnh như viêm tai ngoài, rôm sảy, viêm tai giữa… Do đó, bạn nênsớm đưa trẻ đi khám và điều trị.
Đổ mồ hôi nhiều hơn
Theo các chuyên gia, do cơ thể chưa phát triển toàn diện nên thông thường, cơ thể bé rất dễ ẩm ướt và dễ đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn. Tuy nhiên, nếu thấy bé đổ nhiều mồ hôi hơn trong nửa đêm đầu hoặc thậm chí là sau khi ngủ, bạn cần theo dõi nếu bé có thêm các triệu chứng khác như sốt nhẹ, chán ăn, thì có khả năng bé đang bị bệnh. Trong trường hợp này, bố mẹ nên sớm đưa con đi viện để xác định chính xác nguyên nhân.
Nghiến răng khi ngủ
Không phải tất cả các trường hợp nghiến răng khi ngủ của trẻ đều bất thường, nhưng nếu tình trạng này diễn ra liên tục thì rất có thể là biểu hiện cảnh báo của bệnh sâu răng hoặc việc thiếu canxi. Do đó, bạn nên bổ sung vitamin D cho trẻ hoặc cho bé uống canxi theo sự chỉ định của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
Trẻ kéo áo, đạp chăn khi ngủ
Theo các bác sỹ nhi khoa, nếu trẻ có biểu hiện như dùng tay kéo áo hoặc chân đạp chăn liên tục khi ngủ, thỉnh thoảng còn kèm theo tình trạng môi và xương hai bên gò má bị ửng đỏ, miệng khô, thích uống nước lạnh, lòng bàn tay và chân phát sốt… thì nhiều khả năng cảnh báo dấu hiệu phổi bị nhiệt (thuộc về âm hư).
Được biết, hơn phân nửa số trẻ bị vấn đề này thường mắc các bệnh về đường hô hấp, như cảm mạo, viêm phổi, phổi kết hạch. Do đó, nếu phát hiện con có những dấu hiệu này, bố mẹ cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện để khám.
Dễ gặp ác mộng, giật mình khi ngủ
Nếu trẻ giật mình tỉnh giấc do gặp ác mộng thì thường sẽ có sắc mặt trắng nhợt, nhịp tim nhanh. Tình trạng này không hẳn thuộc về bệnh tật mà có thể do việc não bộ chưa phát triển hoàn thiện gây ra. Tuy nhiên, điều mà phụ huynh nên lưu ý chính là nếu bé gặp ác mộng hoặc chứng giật mình ban đêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ cũng như tâm lý của trẻ. Do đó, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để loại trừ nguy cơ dị thường ở não.
Liên tục thay đổi tư thế khi ngủ
Do cấu tạo của hệ tiêu hóa trẻ còn yếu và chưa được hoàn thiện, cùng với chế độ ăn uống chưa thật sự khoa học và phù hợp với trẻ, khiến bé rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa và không ngủ được ngon giấc. Vì vậy, nếu con của bạn thường xuyên ngọ nguậy, thay đổi tư thế liên tục trong lúc ngủ, mặc dù không gian ngủ của bé yên tĩnh, kèm những biểu hiện trên kèm theo hiện tượng đầy hơi, khô miệng, môi phát đỏ,… thì rất có thể bé đang bị viêm dạ dày hoặc viêm đường ruột….
Trẻ cào gãi mông và hậu môn khi ngủ
Khi bạn phát hiện con mình thường xuyên dùng tay cào gãi ở các vị trí như mông, hậu môn thì nguy cơ cao chính là trẻ bị ký sinh trùng, điển hình nhất là nhiễm giun sán. Do đó, bố mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra cụ thể, xác định chính xác loại ký sinh trùng mà trẻ mắc phải để và có cách chữa trị phụ hợp.
Quỳnh Hoa
Theo Tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: