Trẻ em là độ tuổi rất nhạy cảm và khó chăm sóc. Có thể chỉ với những biến đổi nhẹ của thời tiết cũng làm cho trẻ ho, sốt, cúm… Hơn nữa, vì trẻ chưa nhận thức hết được mọi thứ, chưa xác định được đâu là hoạt động đúng, đâu là hoạt động sai nên đa số trẻ em trên thế giới đều có những có thói quen xấu. Có những thói quen xấu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, khiến các bé rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chính vì vậy, các vị phụ huynh đang có con nhỏ hãy chú ý tới trẻ từ những hành động nhỏ nhất để phát hiện ra những thói quen xấu và sửa đổi cho bé.
Sau đây là những thói quen xấu khiến các bé rất dễ mắc bệnh nguy hiểm theo Kiến thức:
Ăn nhiều đồ ăn vặt: Trẻ em càng không nên ăn các món ăn vặt có chứa quá nhiều chất béo. Cha mẹ nên hạn chế những món như: snack, khoai tây chiên, bánh, kẹo,.. đặc biệt trước bữa ăn và vào buổi tối. Ăn nhiều khiến chúng đầy bụng, khó tiêu mà còn dễ bị sâu răng.
Thức khuya: Nếu không được ngủ đủ sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống và phát triển thể chất của trẻ, trẻ dễ bị béo phì và khó phát triển chiều cao. Muốn con ngủ sớm hơn, bạn nên kiên trì tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ, không nên ăn quá no trước khi ngủ, không nên vận động quá nhiều hoặc xem các hình ảnh kinh dị trên tivi, không nên để trẻ thấy bố mẹ cãi nhau vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Cắn móng tay: Khiến cho những vùng da quanh móng bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cắn móng tay quá sâu còn làm cho vùng da tay bị chảy máu. Đến khi vi khuẩn xuất hiện, vùng móng tay bị bé cắn rất dễ bị nhiễm trùng.
Dụi mắt: Khi buồn ngủ hay ngứa mắt một chút trẻ thường dụi mắt. Việc đưa tay lên dụi mắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, có thể gây xước, trợt lòng đen, ảnh hưởng thị lực.
Nếu thấy bé dụi mắt hãy kiểm tra xem mắt bé có bị bụi bẩn gì không nếu không lấy nước muối sinh lý 0,9% rửa qua mắt. Bên cạnh đó, mẹ cũng luôn chú ý đến bàn tay của bé, hãy cắt móng tay và thường xuyên cho bé rửa tay với xà phòng.
Bé lười rửa tay: Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì bé rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu bạn không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus…
[caption id="attachment_2467" ] Cần tập cho bé thói quen đánh răng sạch sẽ sau khi ăn[/caption]Bé không đánh răng hoặc súc miệng sau khi ăn: Thức ăn vẫn còn ở kẽ răng và khoang miệng, là nơi trú ngụ tuyệt vời cho các loại vi khuẩn khiến răng bé dễ bị sâu. Việc bé lười đánh răng kéo dài sẽ làm cho men răng dần mỏng đi, lâu ngày cũng sẽ bị sưng, đau.
Mút tay: Là một thói quen có hại thường dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Khi thường xuyên đưa tay vào miệng, thì dù có rửa tay rồi trẻ vẫn sẽ nhiễm rất nhiều vi trùng, virus, trứng giun sán… Hơn nữa đường ruột của trẻ còn yếu nên trẻ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. Với trẻ 6 tuổi trở lên (bắt đầu thay răng sữa), thói quen mút tay có thể làm biến dạng hàm, bé dễ bị bị hô hay móm.
Ngậm thức ăn: Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể trong bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé. Ngoài ra ngậm thức ăn còn là nguyên nhân gây biếng ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh.
Ngoáy mũi: Vi trùng trên ngón tay có thể khiến nhiễm trùng da bên trong mũi, lây lan bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Bạn nên tạo cho bé thói quen lấy khăn giấy hoặc khăn xô để lau mũi; thỉnh thoảng có thể rửa nước mũi bằng nước muối sinh lý để bé luôn được sạch sẽ.
Uống nhiều nước có gas, nước ngọt: Sẽ làm cho trẻ biếng ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển cân nặng và chiều cao của bé. Ngoài ra, bé uống nhiều đồ uống có đường trên có thể sẽ bị sâu răng.
Xem tivi quá nhiều: Tình trạng nghiện xem tivi có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Tác hại đầu tiên dễ nhận thấy nhất là mắt trẻ dễ bị cận thị, các tế bào thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, do ngồi một chỗ, ít vận động nên tác phong chậm chạp, dễ béo phì… Lâu dần, bé sẽ trở nên thụ động trong giao tiếp.
Chủ đề liên quan: