Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những thực phẩm độc hơn Thuốc lá, nguy cơ gây ung thư cao kinh hoàng

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, thực phẩm là một trong những nguồn gây ung thư đầu bảng. Vậy loại thực phẩm nào bạn cần phải tránh xa, nếu như không muốn tăng nguy cơ đối diện với căn bệnh tử thần này?

Trong bim bim chứa khá chiều chất gây ung thư acrylamide. Chất này có trong một số nguyên liệu có lượng lớn carbohydrates và phát tác khi thực phẩm bị làm nóng trên 120 độ. Do đó, ăn bim bim quá thường xuyên và liên tục sẽ gây hại cho sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các chứng ung thư.

Đây là một món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, nhất là trong những buổi tối sum họp gia đình, quây quần quanh chiếc TV thưởng thức bộ phim yêu thích. Tuy nhiên, bạn phải hết sức cẩn thận với loại thực phẩm này.

Có thời gian, người ta cho rằng việc hít mùi thơm từ gói bắp rang bơ tỏa ra có thể gây ung thư phổi. Điều này đã được chứng minh là sai sự thật, nhưng khoa học lại tìm thấy một tử thần khác. Chất độc này nằm trong lớp chống dính ở mặt trong túi đựng bỏng, khi được quay ở nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành hợp chất acid perfluorooctanoic, tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, viền keo dán quanh túi cũng có thể tiết ra những chất cực độc khi túi bỏng được quay nóng.

Những thực phẩm độc hơn Thuốc lá, nguy cơ gây ung thư cao 'kinh hoàng' - ảnh 1Phần lớn nguyên liệu làm bánh ngọt đều chế biến từ bột lúa mạch. Khi nướng ở nhiệt độ cao, sản sinh ra chất gây ung thư tương tự như trong bim bim. Tuy nhiên, đối với những loại bánh ngọt nướng ở nhiệt độ thấp lại không xảy ra tình trạng này. Tốt nhất nên hạn chế tần suất ăn bánh ngọt, vừa tránh béo phì lại giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Nếu như bạn nghĩ đồ hộp an toàn và vệ sinh thì hãy nghĩ lại. Hầu hết các vỏ hộp đều chứa chất BPA-A. Theo trang breastcancerfund.org, ngay cả khi tiếp xúc với một lượng nhỏ BPA-A thì cơ thể cũng có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và nhiều chứng rối loạn khác.

Gần như tất cả mọi người đều mê mệt món bít -tết nướng than mềm, mọng nước và thơm lừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện thấy cách chế biến thịt bò kiểu này sẽ làm giải phóng các amine heterocylic, một chất sinh ung thư phổ biến. Còn theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, việc nấu thịt ở nhiệt độ rất cao như trên than mọi sẽ tạo ra những chất sinh ung thư mạnh và làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính.

Chất gây ung thư acrylamide cũng có trong khoai tây chiên, thậm chí cao gấp 1,5 lần so với hàm lượng có trong bim bim. Dù là khoai tây chiên ở nhà hay ở ngoài cửa hàng ăn uống đều có chứa chất này. Nên hạn chế tối đa lượng sử dụng và tần suất ăn loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ung thư.

Những thực phẩm độc hơn Thuốc lá, nguy cơ gây ung thư cao 'kinh hoàng' - ảnh 2Ai lại không thèm một ly soda mát lạnh trong một ngày nóng vã mồ hôi cơ chứ? Tuy nhiên, loại thức uống khoái khẩu này lại đẩy bạn tới chỗ nguy hiểm. Theo Trường Đại học Sức khỏe cộng đồng John Hopkins Bloomberg, việc uống hơn 1 ly soda mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn tích tụ và sản sinh ra nhiều 4-methylimidazole, một chất có khả năng gây ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Phần lớn nguyên liệu làm bánh ngọt đều chế biến từ bột lúa mạch. Khi nướng ở nhiệt độ cao, sản sinh ra chất gây ung thư tương tự như trong bim bim. Tuy nhiên, đối với những loại bánh ngọt nướng ở nhiệt độ thấp lại không xảy ra tình trạng này. Tốt nhất nên hạn chế tần suất ăn bánh ngọt, vừa tránh béo phì lại giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

Khi cà phê được cô đặc ở nhiệt độ cao cũng sản sinh ra chất acrylamide. Chất này dễ hòa tan trong nước và “ngấm” nhanh vào các cơ quan trong cơ thể. Khi sử dụng loại đồ uống này, bạn nên cẩn trọng và dùng với số lượng và tần suất nhỏ thôi.

Ai lại không thèm một ly soda mát lạnh trong một ngày nóng vã mồ hôi cơ chứ? Tuy nhiên, loại thức uống khoái khẩu này lại đẩy bạn tới chỗ nguy hiểm. Theo Trường Đại học Sức khỏe cộng đồng John Hopkins Bloomberg, việc uống hơn 1 ly soda mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn tích tụ và sản sinh ra nhiều 4-methylimidazole, một chất có khả năng gây ung thư.

Những thực phẩm độc hơn Thuốc lá, nguy cơ gây ung thư cao 'kinh hoàng' - ảnh 3Có rất nhiều món ăn được làm từ thịt chế biến như sandwich, xúc xích, thịt hun khói... Những loại thực phẩm này rất nhiều muối và chứa nhiều chất bảo quản cũng như các hóa chất có hại cho cơ thể. Nếu như bạn mua thịt xông khói, mọi chuyện còn tệ hơn vì chúng luôn bị nhiễm khói hydrocarbons carcinogenic polycyclic, gần giống như khi bạn hút Thuốc lá vậy. Ảnh minh họa: Internet

Có rất nhiều món ăn được làm từ thịt chế biến như sandwich, xúc xích, thịt hun khói... Những loại thực phẩm này rất nhiều muối và chứa nhiều chất bảo quản cũng như các hóa chất có hại cho cơ thể. Nếu như bạn mua thịt xông khói, mọi chuyện còn tệ hơn vì chúng luôn bị nhiễm khói hydrocarbons carcinogenic polycyclic, gần giống như khi bạn hút Thuốc lá vậy.

Khi các loại thịt như gà, lợn, bò, cá được nấu chín hoặc chiên ở nhiệt độ cao, chúng tạo thành các hợp chất gọi là amin dị vòng (HCAs), hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Các hợp chất này sẽ thúc đẩy những thay đổi trong DNA, làm tăng nguy cơ ung thư.

Một nghiên cứu từ Đại học bang Kansas cho thấy, việc ướp thịt trong các loại gia vị như hương thảo, húng tây, oregano và cây xô thơm có thể cắt giảm tới 87% HCAs trong một miếng thịt.

Theo Viện Y tế Quốc Gia Mỹ, uống càng nhiều, nguy cơ mắc ung thư vòm họng, gan, vú và đại tràng càng cao. Cắt giảm lượng tiêu thụ là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu gần đây về người tiêu dùng các loại thức uống có cồn ở 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy, hơn ¼ số ca Tu vong liên quan đến rượu ở những người trên 50 tuổi là do ung thư.

Những thực phẩm độc hơn Thuốc lá, nguy cơ gây ung thư cao 'kinh hoàng' - ảnh 4Các loại thực phẩm thường được ngâm trong dung dịch muối, giấm và nitrat, có thể thêm cả màu nhân tạo. Giấm bình thường rất tốt cho sức khỏe, nhưng ngâm chung với muối và nitrat lại khiến giấm trở nên có hại. Ăn thực phẩm ngâm hàng ngày nhiều có thể tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và dạ dày. Ảnh minh họa: Internet

Các loại thực phẩm biến đổi gen được phát triển trong phòng thí nghiệm giúp chúng có khả năng chống chọi tốt với sâu bệnh và đạt kích cỡ như ý. Một nghiên cứu gần đây với chuột cho thấy sử dụng thực phẩm biến đổi khiến các tế bào ung thư tăng trưởng.

Các loại thực phẩm thường được ngâm trong dung dịch muối, giấm và nitrat, có thể thêm cả màu nhân tạo. Giấm bình thường rất tốt cho sức khỏe, nhưng ngâm chung với muối và nitrat lại khiến giấm trở nên có hại. Ăn thực phẩm ngâm hàng ngày nhiều có thể tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và dạ dày.

Điều này có thể gây bất ngờ với bạn bởi thói quen sử dụng các đồ uống quá nóng có thể làm hỏng thực quản và dẫn tới ung thư vòm họng. Làm thế nào để phân biệt đồ uống quá nóng và đồ uống ấm, các nhà khoa học đã chia ra 2 mức nhiệt độ trên và dưới 65 độ C để bạn có thể ước lượng.

Có 12 ca tái dương tính, Việt Nam còn bao nhiêu F1,F2 đang cách ly y tế?

Theo tin từ Bộ Y tế, số người cách ly có sự thay đổi mạnh theo chiều hướng giảm. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 34.836, con số này giảm hơn 7.200 người so với thời điểm 18h ngày 29/4 được Bộ Y tế báo cáo.

Bộ Y tế: Cách ly ca tái dương tính như người mắc COVID-19 mới

Đến thời điểm hiện tại Việt Nam có 12 ca dương tính trở lại. Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện đang điều trị người bệnh COVID-19 cần thực hiện cách ly điều trị người có xét nghiệm dương tính trở lại sau khi ra viện như một ca bệnh COVID-19 mới.

Bác gái BN17 đã 'qua' giai đoạn khó khăn, phi công người Anh đông đặc nửa phổi

Hội đồng chuyên môn đánh giá bác gái bệnh nhân 17 đã vượt qua những giai đoạn khó khăn và hiện các biểu hiện lâm sàng như khi máu, XQ phổi đều đã tốt lên. BN phi công người Anh hiện trong tình trạng rất nặng, rất nguy kịch, đông cứng nửa phổi, tiến triển chậm.

Bỏ quy định cấp phép xuất khẩu khẩu trang y tế

Tối 29/4, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.

Cách tránh stress trong giai đoạn dịch COVID-19 ‘hoành hành’

Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đưa ra những khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe tinh thần, chống stress cho mọi người trong dịch COVID-19.

Bộ Y tế cảnh báo 3 thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo như Thuốc chữa bệnh

Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế vừa thông tin về 3 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NAVIGOUT, Mr Sun và INSUNA vi phạm quy định về quảng cáo, lừa dối người tiêu dùng, quảng cáo sản phẩm như Thuốc chữa bệnh...

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý khi phát hiện người nghi mắc COVID-19 ở trường học

Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 lây lan tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo những việc cần làm khi phát hiện người nghi ngờ mắc COVID-19 với những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở...

Những việc cần thiết phải làm để chống COVID-19 khi học sinh đi học trở lại

Học sinh chủ yếu lớp 9 và 12 của gần 30 tỉnh, thành đã trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học phòng dịch COVID-19. Các cấp lớp còn lại dự kiến đến trường các tuần sau đó. Để phòng chống lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo những việc cần phải thực hiện trong trường học.

Đoạn động mạch từ người cho ch*t não cứu bé trai 8 tuổi khỏi 'tử thần'

Ngày 27/4, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch - Lồng ngực của bệnh viện đã phẫu thuật thành công thay quai động mạch chủ cho bé trai 8 tuổi bằng động mạch hiến tặng từ người cho ch*t não.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-thuc-pham-doc-hon-thuoc-la-nguy-co-gay-ung-thu-cao-kinh-hoang-1650932.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY