Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Những thực phẩm người vẩy nến nên bổ sung và cần tránh

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng mà bệnh vảy nến gây ra, tạo điều kiện cho việc điều trị diễn ra được thuận lợi. Người bị vảy nến nên ăn các thực phẩm sau...

một chế độ ăn uống và lành mạnh không những có thể làm giảm được đáng kể những triệu chứng khó chịu do vẩy nến gây ra mà còn tạo điều kiện cho việc điều trị được diễn ra thuận lợi, mang lại tác dụng chữa bệnh nhanh chóng. những loại thực phẩm nên ăn khi bị vảy nến bao gồm…

Người bị vẩy nến nên ăn gì?

Những người bị vảy nến sẽ có những phản ứng khác nhau với sự thay đổi trong chế độ ăn uống hàng ngày. vì tùy vào từng loại thực phẩm khác nhau mà nó có thể làm tăng hoặc giảm các phản ứng kích ứng trong cơ thể.  do đó, để giúp giảm cảm giác khó chịu mà các triệu chứng bệnh gây ra cũng như là hỗ trợ việc chữa trị được diễn ra suôn sẻ thì có được một chế độ ăn uống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết. ngay sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số loại thực phẩm nên ăn khi bị vảy nến.

1. Thực phẩm giàu Omega – 3

Trứng cá muối, dầu cá, cá thu, cá hồi… là các thực phẩm mà người bị vẩy nến nên dùng thường xuyên. vì trong những thực phẩm này chứa một hàm lượng omega – 3 rất lớn, đây là một hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa. do đó, ăn nhiều thức ăn giàu omega – 3 cũng sẽ giúp cho bệnh vẩy nến mau chóng được cải thiện.

2. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Nếu bị vẩy nến, ngũ cốc nguyên hạt cũng là một trong những thực phẩm mà bạn nên dùng. ăn nhiều gạo lứt, quinoa, ngũ cốc chọn lọc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp cho lượng đường trong máu được điều chỉnh ở mức độ cân bằng. từ đó cải thiện được tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, viêm, ngứa,… do vẩy nến gây ra.

3. Chất béo có lợi cho sức khỏe

Mặc dù ăn nhiều chất béo được đánh giá là không tốt cho sức khỏe nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những chất béo rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là với những người mắc bệnh vảy nến.

Các loại chất béo có trong bơ, quả hạnh nhân, dầu oliu, óc chó, hạt lanh…. đều là những chất béo không bão hòa, giúp vận chuyển các vitamin đi khắp cơ thể, giữ cho các quá trình trao đổi chất diễn ra một cách ổn định. do đó, đây cũng là những thực phẩm bạn nên ăn để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Lưu ý: Chỉ nên ăn chúng ở một lượng vừa phải, tránh tình trạng dư thừa calo dẫn đến tăng cân.

4. Giấm táo

Nhắc đến các thực phẩm tốt cho người bị vẩy nến thì chúng ta không thể không nhắc đến giấm táo. uống một cốc nước giấm táo mỗi ngày hoặc dùng chúng để thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương cũng sẽ làm giảm được các triệu chứng bệnh.

5. Tỏi

Từ lâu, tỏi được xem là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn, được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. ngoài ra, tỏi còn tồn tại chất lipoxygenase – có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của các enzyme kích thích các quá trình viêm nhiễm. từ đó các triệu chứng của bệnh vẩy nến cũng được giảm bớt.

6. Thịt nạc trắng

Các loại thịt như thịt gà trắng cũng là thực phẩm bạn nên ăn khi bị vẩy nến. vì thành phần của chúng chứa ít chất béo nhưng lại có hàm lượng protein cao nên rất tốt cho cơ thể. nhưng khi chế biến các loại thịt này bạn cũng cần cẩn trọng với các loại gia vị vì chúng có thể chứa nhiều đường và có vị cay, không tốt cho những người bị vảy nến.

7. Các loại rau quả tươi có chất chống oxy hóa

Ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây tươi có chứa chất chống oxy hóa cũng là một trong những cách giúp bạn giảm thiểu được những cảm giác khó chịu mà bệnh gây ra. những loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa mà bạn nên dùng là quả hạch, socola đen, các loại rau có màu xanh đậm.

Các thực phẩm nên tránh khi bị vẩy nến

Bên cạnh những thực phẩm có thể cải thiện tình trạng bệnh thì cũng có những loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. để tránh cho bệnh nặng thêm, khi bị vẩy nến, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm như sau:

1. Nhóm thực phẩm chứa gluten

Tuy các loại ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm được khuyến khích sử dụng khi bị vẩy nến, nhưng những thực phẩm chứa nhiều gluten lại được khuyên là không nên dùng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. do đó,để bệnh không trở nên trầm trọng, bạn cần tránh ăn bánh mì, mì ống và các loại gia vị chứa gluten.

2. Các loại thịt đỏ

Vì các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn có thể làm tăng nguy cơ bị viêm, làm cho các triệu chứng bệnh vảy nến thêm trầm trọng.  Thêm vào đó, ăn nhiều những loại thịt này còn làm tăng các chỉ số BMI trong cơ thể khiến cho các hormone tiêu cực trong cơ thể tiết ra nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Mặc dù sữa được xem là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng khi bị vẩy nến, đây lại là thực phẩm nên tránh sử dụng. bởi các chất có trong sữa có thể kích ứng hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cho các triệu chứng bệnh ngày càng nặng.

4. Rượu bia và các chất kích thích

Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có bệnh vẩy nến. vì vậy, bạn cần tránh ngay nếu không muốn bệnh nặng hơn.

Rượu bia sẽ làm cho các mạch máu dưới da bị giãn nở dẫn đến da nổi mẩn, ngứa ngáy. Không những thế, trong Thu*c lá, cà phê còn tồn tại vô số các chất độc hại, làm ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác trong cơ thể như phổi, hệ tiêu hóa… từ đó gây ra nhiều chứng bệnh nghiêm trọng thậm chí là ung thư phổi.

5. Thực phẩm được chế biến sẵn

Đây là những thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, đôi khi còn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. chúng không những không tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến tình trạng ngứa ngáy nổi ban đỏ thêm trầm trọng.

6. Các thực phẩm chứa nhiều đường

Vì đường là một chất có tác dụng kích thích các quá trình dị ứng, viêm nhiễm trong cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn, do đó nếu không muốn bệnh vẩy nến của bạn lâu được chữa khỏi thì hãy hạn chế ăn các loại bánh kẹo và các đồ uống có gas, nước ngọt.

7. Thức ăn cay nóng

Thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng cũng là một trong những yếu tố làm cho các triệu chứng của vẩy nến ngày càng nặng. vì chúng sẽ tác động đến các quá trình viêm nhiễm, khiến bệnh trở nặng. do đó, để việc chữa trị được diễn ra suôn sẻ thì bạn nên tránh ăn những thực phẩm này.

Tuy đến nay vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu hay một công bố chính thức nào xác nhận mối liên hệ giữa chế độ ăn hàng ngày và bệnh vẩy nến. Nhưng khi áp dụng một chế độ ăn lành mạnh thì bạn cũng sẽ thấy được tác dụng mà nó mang lại. Không những chúng giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn mà các triệu chứng bệnh cũng sẽ có dấu hiệu giảm xuống.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nhung-thuc-pham-nguoi-vay-nen-nen-bo-sung-va-can-tranh)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY