Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Những thực phẩm quay trong lò vi sóng có thể gây ngộ độc

10 loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe nên hạn chế

Dưới đây là những thực phẩm quay trong lò vi sóng có thể khiến bạn bị ngộ độc hoặc gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe.

Nấm

Theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm Độc lập và Châu Âu, trong nấm có chứa Protein, nếu nấm không không được bảo quản đúng cách sẽ khiến Protein có thể bị phá hủy bởi Enzyme và vi khuẩn. Do đó, hâm nóng và sử dụng nấm đã xuống cấp theo cách này có thể khiến bạn đau bụng.

Vì vậy, bạn cũng không nên quay nấm trong lòng vi sóng. Trường hợp đặc biệt, khi bạn vẫn muốn làm nóng món nấm thì bạn phải quay ở nhiệt độ 158 độ F (khoảng 70 độ C) theo khuyến cáo của Hội đồng Thông tin thực phẩm Châu Âu (European Food Information Council) mới mới đảm bảo được độ an toàn cho thực phẩm này.

Khoai tây thừa từ bữa trước

Khoai tây chỉ có thể hâm nóng trong lò vi sóng khi chúng được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp ngay sau khi dùng bữa xong.

Còn nếu khoai tây sau khi được nấu chín lần thứ nhất và được bảo quản ở nhiệt độ phòng thì tuyệt đối không nên hâm nóng bằng lo vi sóng. Vì khi ở nhiệt độ phòng, trong khoai tây sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hoá, kể cả khi bạn làm nóng lại bằng lò vi sóng thì vi khuẩn này vẫn có thể tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.

Hải sản

Thưởng thức hải sản khi còn tươi sẽ đem đến mùi vị thơm ngon nhất. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng lại đồ hải sản bằng việc hâm nóng lại bằng lò vi sóng, thì bạn cần phải bảo quản đúng cách để đảm bảo được độ an toàn cho thực phẩm này.

Theo FDA, hải sản khi được đánh bắt lên bờ cần phải được cấp đông ngay lập tức để khi giã đông bằng lò vi sóng sẽ an toàn hơn cho sức khỏe. Nhưng đối với hải sản đã được nấu chín, khi bảo quản ở nhiệt độ phòng trong một thời gian thì có thể phát sinh ra vi khuẩn gây hại, nên dù hâm nóng bằng lò vi sóng thì cũng không thể biết được vi khuẩn này đã bị tiêu diệt hết hay chưa. Do vậy, bạn cần phải hết sức chú ý khi dùng lại thực phẩm này.

Thịt gà

Thịt gà nếu không được làm nóng đúng cách có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo an toàn khi hâm nóng thịt gà, bạn cần chắc chắn rằng mọi bộ phận của con gà đều phải đạt đến nhiệt độ ít nhất 175 độ F vì ở nhiệt độ này vi khuẩn nguy hiểm mới bị tiêu diệt.

Để biết được thịt gà đã nóng đến nhiệt độ trên hay chưa, bạn cần phải sử dụng một chiếc nhiệt kế trong lúc nấu ăn. Với gà đã được nấu chín thì cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 42 độ F (~ 5.555556℃), còn đối với gà đã được nấu chín trên 3 ngày thì bạn cần lập tức bỏ đi không nên sử dụng.

Cơm

Hâm nóng lại cơm có thể dẫn đến ngộ độc vi khuẩn. Nguyên nhân là khi gạo đã được nấu chín mà không được bảo quản đúng cách thì có thể bị nhiễm khuẩn Bacillus cereus. Thông thường, những vi khuẩn này có thể bị bất hoạt khi ở nhiệt độ cao, tuy nhiên có một số biến thể của loại vi khuẩn này có khả năng tạo ra bào tử chịu được nhiệt và gây ra ngộ độc cho cơ thể bạn.

Do vậy, bạn không nên để cơm quá lâu ở nhiệt độ phòng. Nếu bắt buộc phải hâm nóng cơm bạn thì cần đảm bảo rằng, toàn bộ phần cơm phải được hâm nóng hoàn toàn.

Ngoài ra, nếu hải sản để trong tủ lạnh hơn hai giờ, trong thời tiết mát mẻ hoặc thời ấm thì bạn nên bỏ đi ngay vì vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trên hải sản trong khoảng từ 40 đến 140 độ F.

Đồ ăn từ những bữa buffet

Đồ ăn từ những bữa buffet cũng là những thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng vì trong điều kiện nhiệt độ thường hoặc không được bảo quản đúng cách vi khuẩn sẽ nhanh chóng được nhân lên, đặc biệt là đối với những món ăn không lành mạnh. Do vậy, ngoại trừ những đồ ăn buffet trong nhà hàng được bảo quản trong điều kiện tốt thì những đồ ăn các trong các bữa tiệc buffet nhỏ tại văn phòng hay các cuộc họp mặt nhỏ thì bạn không nên sử dụng lại.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/nhung-thuc-pham-quay-trong-lo-vi-song-co-the-gay-ngo-doc-post87901.html)
Từ khóa: thực phẩm

Chủ đề liên quan:

thực phẩm

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY