12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những thực phẩm tuyệt đối không ăn khi còn tái sống

Khoai tây, cà tím, nấm... đều là những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn tái sống bởi nó dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe khi chưa qua chế biến.

Thịt bò

Ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.

 

Ngoài ra, thịt sống là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển nếu bảo quản không đúng cách. Từ đó dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và các hậu quả khác. Bạn cần áp dụng nguyên tắc "ăn chín uống sôi" và không nên ăn thịt bò tái.

Ốc

Ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Luộc ốc chưa kỹ bị nhiễm ký sinh trùng và nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng.

 

Nên loại bỏ ruột ốc và não ốc khi ăn. Ruột ốc nằm ở đuôi ốc chứa nhiều chất bẩn, không nên ăn. Não ốc nằm ở đầu có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều. Trước khi nấu, cần sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần; hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi chế biến thật kỹ để đảm bảo an toàn.

Thịt gà

Thông thường, thịt gà hay bất cứ loại gia cầm nào khác đều được bán ra ở dạng đã sơ chế cơ bản (bỏ lông, bỏ nội tạng). "Quãng đường đi" của thịt gà từ các nông trại tới khu chế biến và siêu thị là cả một quá trình rất dài và thịt gà sơ chế có thể đã kịp thu nhận không ít vi khuẩn cũng như những chất biển khác có thể đưa bạn tới viện nếu chế biến không kỹ.

Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đã nấu chín thịt gà ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ C. Tuy nhiên, bạn lại không cần thiết phải rửa sạch thịt gà trước khi chế biến bởi hầu hết các vi khuẩn được tìm thấy trên thịt gà đều sẽ bị tiêu diệt trong quá trình nấu ăn.

 

Trứng

Mặc dù việc sử dụng trứng chưa chín (trứng sống, trứng chần sơ, trứng lòng đào) là vô cùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày nhưng các nhà khoa học đã chứng minh đó không phải là việc làm thông minh.

Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm salmonella. Mặc dù tỉ lệ trứng nhiễm salmonell khá ít (tỉ lệ 1/20.000) và khả năng gây ngộ độc của Salmonella yếu nhưng cũng có thể gây các biểu hiện nhiễm độc, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa.

 

Sắn

Khi ăn sống, sắn giải phóng linamarase enzyme, dễ chuyển đổi thành độc tố xyanua có hại cho cơ thể. Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cây sắn nằm ở lá, dùng để ngăn chặn các loại côn trùng hay động vật tấn công nhưng một phần độc tố cũng nằm dưới lớp vỏ sắn. Vì vậy, sắn cần được bỏ vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch.

 

Khoai tây

Khoai tây khi nấu chín rất bổ cho sức khỏe nhưng khi ăn sống chúng có thể gây đau đầu, buồn nôn hay các bệnh đường tiêu hóa do có chứa chất độc solanin.

 

Các loại đậu

Các loại đậu khi chưa nấu chín, chứa chất saponin ở lớp ngoài và hemagglutinin, có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa...

 

Cà tím

Cà tím khi còn sống cũng chứa độc tố solanine. Các triệu chứng của nhiễm độc solanine bao gồm nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy.

 

Nấm

Nấm chỉ an toàn khi nấu chín chứ bạn tuyệt đối không nên ăn nấm khi chưa chín, ngay cả khi bỏ vào lẩu thì bạn cũng phải đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn. Ăn nấm sống có thể gây ra vấn đề ngộ độc thực phẩm.

 

Thịt lợn

Thịt lợn không cần nấu tới mức chín quá kĩ, nhưng việc ăn thịt sống hay tái đều không được ủng hộ. Thịt chưa đạt tới nhiệt lượng thích hợp vẫn có khả năng chứa các mầm bệnh như giun sán kí sinh... Khi ăn thịt sống hoặc tái, kí sinh trùng có thể bị truyền vào cơ thể người.

 

Ngoài những bệnh do kí sinh trùng, ăn thịt tái còn dễ gây các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả...

Rau mầm họ đậu

Rau mầm họ đậu tốt cho sức khỏe vì giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa. Tuy nhiên một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim… cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh a-xít cyanhydric giống như trong măng và sắn có thể gây ngộ độc. Đặc biệt là mầm cỏ linh lăng, có nhiều nguy cơ liên quan đến vi khuẩn E. coli và salmonella, gây bệnh tiêu chảy.

 

Bông cải xanh và bắp cải

Ăn bông cải xanh và bắp cải khi còn sống có thể gây đầy hơi, khó tiêu trong dạ dày vì chúng chứa chất hóa học làm thay đổi việc sản xuất hormone thryroid trong cơ thể.

 

Đặc biệt, nếu bạn gặp các vấn đề về tuyến giáp như bệnh bướu cổ thì không nên ăn các loại rau họ cải vì chúng chỉ làm cho bệnh nặng thêm.

Cà chua xanh

Theo các chuyên gia y tế Mỹ, trong quả cà chua xanh có chứa chất độc solanine, sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Tốt nhất là bạn nên lựa chọn, chế biến và ăn cà chua chín đỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

 

Ánh Dương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-thuc-pham-tuyet-doi-khong-an-khi-con-tai-song-27417/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY