Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những triệu chứng đột quỵ ở trẻ em cha mẹ lưu ý

Trên thực tế ghi nhận, đã có trẻ bị đột quỵ không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ đau đầu, nôn trớ, lơ mơ, lừ đừ. Những triệu chứng này rất chung chung và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội... có thể là những triệu chứng đột quỵ ở trẻ. Ảnh minh hoạ.

Theo SKĐS, nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi nhưng thực tế đột quỵ cũng có thể xảy ra ở cả trẻ em. Chính vì vậy, đột quỵ ở trẻ em thường được phát hiện và điều trị muộn.

Khi được hỏi, nhiều cha mẹ không tin nổi trẻ bị đột quỵ, bởi đơn giản chỉ nghĩ trẻ bị trúng gió, bị cảm…

Đột quỵ ở trẻ em không phổ biến nhưng trên thực tế vẫn xảy ra. Chính vì điều này khiến nhiều trẻ nhập viện muộn.

Do nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường khác với người lớn. Vì vậy, thường khó để phòng ngừa do ít gặp và nhiều yếu tố nguy cơ. Khuyến cáo chung cho phòng ngừa bệnh là tìm các yếu tố có nguy cơ để có cách điều trị các bệnh nền phù hợp. Chẳng hạn như điều trị các bệnh lý về đông máu, các bệnh tim bẩm sinh. Đồng thời với việc có một chế độ ăn tốt, các hoạt động thể chất... Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện bất thường như: Chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau đầu… cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám, không được tự ý mua thuốc về điều trị và điều trị theo mách bảo, để tránh nguy hại đến tính mạng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ ở trẻ em. một số yếu tố là do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết như: các bệnh về mạch máu như dị dạng động mạch, bóc tách động mạch, hẹp mạch máu não; các bệnh lý tim mạch; bệnh hồng cầu hình liềm và các rối loạn đông máu khác…

Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, đột quỵ ở trẻ em ngoài phân loại theo xuất huyết, nhồi máu như đột quỵ người lớn, còn phân loại theo tuổi. Đột quỵ xảy ra từ 28 tuần thai đến 28 ngày sau sinh gọi là đột quỵ chu sinh, từ 28 ngày sau sinh đến 18 tuổi gọi là đột quỵ trẻ em.

Đột quỵ chu sinh có các yếu tố nguy cơ từ con và từ người mẹ. Các yếu tố nguy cơ từ con bao gồm bệnh tim bẩm sinh, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, chấn thương khi sinh, ngạt khi sinh. Nguy cơ từ mẹ gồm có: Sinh con so, tiền căn vô sinh, nhiễm trùng ối, thiểu ối, vỡ ối sớm, phải hỗ trợ hút khi sinh, phải sinh mổ cấp cứu, tiền sản giật, rối loạn đông máu. Càng nhiều yếu tố nguy cơ thì nguy cơ đột quỵ chu sinh càng cao.

Đột quỵ chu sinh khó nhận biết do lâm sàng khó nhận định. Khi chẩn đoán được thì điều trị chủ yếu là nâng đỡ và tìm yếu tố nguy cơ để điều chỉnh. Các phương pháp điều trị đột quỵ cấp ở người lớn như: Thuốc tiêu sợi huyết hay can thiệp tái thông động mạch chưa có bằng chứng hiệu quả trên nhóm này.

Đột quỵ trẻ em (từ 28 ngày đến 18 tuổi) có triệu chứng tương tự đột quỵ người lớn như:

Tê liệt, yếu, mất phối hợp ở các chi, đặc biệt là ở một bên.

Khó khăn trong việc nói, đọc, hiểu, viết hoặc tập trung.

Lơ mơ, mờ hoặc mất hẳn thị lực, đặc biệt là một bên mắt.

Co giật, mất ý thức trong thời gian ngắn.

Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc cơ thể không vận động theo ý muốn.

Khó nuốt, bao gồm chảy nước dãi.

Đau đầu dữ dội hoặc đừ người, nôn ói nhiều lần.

Tuy nhiên, nếu ở trẻ nhỏ chưa biết chia sẻ thì những dấu hiệu này rất khó có thể nhận ra. Hoặc do trẻ còn quá nhỏ, chưa biết đi, chưa biết kêu đau.

Trên thực tế ghi nhận, đã có trẻ bị đột quỵ không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ đau đầu, nôn trớ, lơ mơ, lừ đừ. Những triệu chứng này rất chung chung và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Các bệnh lý có thể nhầm lẫn như: Viêm màng não, vì đôi khi trẻ có sốt kèm theo; hay có trường hợp trẻ nhầm lẫn với bệnh động kinh, bởi trẻ có biểu hiện co giật, thậm chí có thể nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa, do trẻ có nôn trớ. Chính vì lẽ đó, nhiều trẻ thường được phát hiện muộn, không được chữa trị kịp thời.

Chế độ ăn uống tránh nguy cơ đột quỵ

Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, trong đó có chế độ ăn uống không lành mạnh. Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ này.

Đột quỵ xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm, thường là do cục máu đông hoặc vỡ mạch máu. Do phần lớn các cơn đột quỵ có liên quan đến sự tích tụ mảng mỡ (mảng xơ vữa) trong các động mạch cung cấp máu cho não, nên những thực phẩm góp phần gây ra tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ của bạn.

Thịt chế biến có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Do đó, nếu bạn có nguy cơ đột quỵ cần tránh một số loại thực phẩm sau: Thịt chế biến sẵn / Bơ (butter) / Bánh quy / Đồ chiên rán.

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là thủ phạm chính có mặt trong các loại thực phẩm như thịt chế biến sẵn (chẳng hạn như xúc xích), bơ, bánh quy và thực phẩm chiên, rán… làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, huyết áp tăng cao cũng gây ra sự hình thành các mảng xơ vữa và do đó, lượng muối ăn vào cao (trong khoai tây chiên, thịt xông khói...) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Lượng đường cao (ví dụ đồ uống có ga) là một yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ, một phần là do nó có liên quan đến tăng cân và bệnh đái tháo đường type 2, gây tổn thương và viêm động mạch.

Tuy nhiên bên cạnh đó, một số thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ như trái cây và rau quả. Bạn nên đặt mục tiêu ăn ít nhất 5 phần (lý tưởng từ 7-9 phần) trái cây và rau củ mỗi ngày.

Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức tiêu thụ trái cây, rau quả cao dẫn đến giảm tỷ lệ đột quỵ và ngược lại. Các loại thực phẩm này được cho là có tác dụng hạ huyết áp và chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ động mạch.

Trái cây và rau củ cũng chứa chất xơ, có thể giúp ngăn ngừa mức chất béo cao, bằng cách liên kết với cholesterol trong ruột. Lượng chất xơ được khuyến nghị là 30 gam mỗi ngày và chất này cũng có thể được tìm thấy trong yến mạch, gạo lứt và bánh mì nguyên hạt.

Một số chất béo tốt có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách giảm mức cholesterol. Nên tiêu thụ chất béo không bão hòa đơn và đa… có thể tìm thấy trong các loại hạt, quả hạch cũng như cá có dầu, trong đó nên ăn hai phần một tuần.

Các triệu chứng đột quỵ có thể được ghi nhớ bằng từ viết tắt FAST

F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.

A (ARM): Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.

S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.

T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/nhung-trieu-chung-dot-quy-o-tre-em-cha-me-luu-y-5725229.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY