Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Những vấn đề khi cho con bú: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Tình trạng ít sữa thường được nhận ra do biểu hiện không thỏa mãn của đứa trẻ khi được cho bú

Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên. Vì thế, ngoài các biện pháp cụ thể để xử trí trong từng trường hợp, người mẹ cũng cần được giải thích và trấn an về từng vấn đề để có thể thực sự yên tâm là sẽ không có gì nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe đứa bé.

Ít sữa

Xảy ra ở hầu hết các bà mẹ mới có con lần đầu tiên, và điều này là hoàn toàn bình thường. Bầu vú mẹ hoạt động theo cơ chế tương quan giữa cung và cầu, và chỉ bắt đầu tiết ra nhiều sữa khi được kích thích bởi những lần trẻ bú. Vì thế, chỉ đơn giản là tiếp tục cho trẻ bú, không bao lâu dòng sữa tiết ra sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, một vài nguyên nhân khác cũng có thể gây hiện tượng ít sữa và cần hiểu rõ để có biện pháp xử trí thích hợp.

Nguyên nhân

Những lần cho bú đầu tiên, bầu vú chưa được kích thích nên tiết sữa hạn chế.

Người mẹ quá mệt mỏi vào lúc cho con bú, nhất là những lần cho bú về đêm.

Người mẹ có nhiều căng thẳng về tâm lý, bực tức, lo âu hoặc sợ hãi. Yếu tố tâm lý rất quan trọng trong việc làm cho sự tiết sữa giảm đi. Sự thay đổi tâm lý sau khi sinh thường làm người mẹ khó ngủ về đêm, góp phần tăng thêm sự mỏi mệt. Ngoài ra, môi trường tình cảm không tốt đẹp, thiếu sự cảm thông của những người chăm sóc có thể tạo nên tâm lý bực tức, buồn nản. Khi bú không đủ sữa, trẻ khóc nhiều càng làm cho người mẹ lo lắng, căng thẳng hơn, và do đó sữa càng ít đi.

Chế độ ăn uống không hợp lý, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho người mẹ.

Trẻ không được cho bú đều đặn, thường là do có cho trẻ bú dặm thêm sữa bình.

Chẩn đoán

Tình trạng ít sữa thường được nhận ra do biểu hiện không thỏa mãn của đứa trẻ khi được cho bú. Trẻ thường khóc nhiều khi mút không đủ sữa từ vú mẹ. Người mẹ cũng có thể nhận biết khi vú tiết ít sữa.

Tìm hiểu các yếu tố liên quan, thời gian biểu sinh hoạt hằng ngày của người mẹ, các yếu tố tâm S*nh l*... để xác định nguyên nhân gây ít sữa.

Xử trí

Xử trí từng trường hợp tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây ít sữa.

Nếu ít sữa trong những lần cho bú đầu tiên, chỉ cần tiếp tục cho trẻ bú, sữa sẽ tiết ra ngày càng nhiều hơn.

Người mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là không để thiếu ngủ. Trong những tháng đầu tiên, trẻ có nhu cầu bú khi đói, nên thường là những lần bú của trẻ cách nhau một quãng thời gian nào đó, bất kể là ngày hay đêm. Điều này thường làm cho người mẹ mệt mỏi vì giấc ngủ đêm bị gián đoạn. Do đó, người mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày để bù lại. Khi giảm bớt hoặc xóa bỏ được sự mệt mỏi vào lúc cho con bú, việc tiết sữa sẽ được cải thiện đáng kể.

Tạo môi trường tình cảm, tâm lý tốt đẹp hơn. Những người chăm sóc cho người mẹ cần có sự cảm thông thích hợp, chia sẻ những ưu tư lo lắng của người mẹ trẻ và an ủi, khuyến khích người mẹ vượt qua những căng thẳng về tâm lý. Bản thân người mẹ cũng cần được giải thích về điều này để tự mình cố gắng duy trì một trạng thái tâm lý quân bình, thoải mái. Điều đó sẽ giúp cho hoạt động tiết sữa trở lại bình thường.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người mẹ. Những quan điểm kiêng khem trước đây thường không có cơ sở khoa học và rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Người mẹ cần được ăn đầy đủ các thức ăn giàu dinh dưỡng mới có thể đủ sữa cho con bú.

Do sự tiết sữa phụ thuộc vào sự kích thích của những lần cho trẻ bú, nên cần phải cho trẻ bú không hạn chế, bất cứ khi nào trẻ đói. Mỗi lần cho trẻ bú, bầu vú được kích thích sẽ tạo điều kiện tiết sữa nhiều hơn. Ngược lại, nếu vì sợ trẻ bú không đủ sữa mà cho trẻ bú dặm sữa bình, bầu vú sẽ không nhận được những kích thích đủ để tiếp tục tiết ra nhiều sữa, và do đó sữa ngày càng ít đi.

Đau nứt đầu vú

Thường là do tư thế ngậm núm vú của trẻ không đúng. Cần phải cho trẻ ngậm hết cả quầng vú, đầu vú sát với vòm miệng trẻ để tránh sự cọ sát với lưỡi. Nên cho trẻ bú liên tục đến khi no sữa, không gián đoạn những lần bú của trẻ.

Thường thì các loại kem thoa, Thu*c mỡ bôi tại chỗ rất ít khi có hiệu quả.

Có thể dùng sữa mẹ bôi lên chỗ đầu vú đau và để cho khô đi.

Thường xuyên giữ núm vú khô cũng hạn chế đau đầu vú.

Đừng để bầu vú quá căng. Nếu chưa đến giờ trẻ bú mà bầu vú quá căng, có thể nặn bớt ra một ít sữa.

Căng tức vú

Cho trẻ bú đúng tư thế.

Cho trẻ bú thường xuyên.

Vắt bớt sữa ra nếu vú căng tức vào lúc trẻ không bú.

Dùng vải mềm thấm nước ấm đắp lên bầu vú có thể làm giảm nhẹ sự căng tức.

Trong một số trường hợp, đắp khăn lạnh lên bầu vú sau mỗi lần cho bú cũng có hiệu quả.

Viêm vú

Nguyên nhân

Có thể do nhiễm trùng qua đầu núm vú, xảy ra trong tháng đầu tiên cho con bú.

Viêm vú cũng có thể là do sự thay đổi nồng độ các hormon trong cơ thể.

Khoảng một nửa số trường hợp có thể không do nhiễm khuẩn, thường liên quan đến tư thế cho con bú, tình trạng căng tức vú hoặc tắc ống dẫn sữa.

Chẩn đoán

Vú bị viêm thường sưng đỏ, sờ thấy nóng ấm, gây đau.

Nếu viêm do nhiễm trùng, thường kèm theo sốt.

Có thể dẫn đến áp-xe vú.

Điều trị

Kiểm tra tư thế cho trẻ bú. Cần cho trẻ bú đúng tư thế.

Nếu chỉ đau một bên vú, cho trẻ bú vú đau trước.

Xoa bóp bầu vú trong lúc đang cho trẻ bú có thể làm tăng dòng chảy của sữa về đầu vú, giảm bớt sự căng tức.

Nặn bớt sữa để giảm căng tức vào lúc trẻ không bú.

Hạn chế tiết sữa

Sự tiết sữa sẽ giảm đi một cách hoàn toàn tự nhiên khi người mẹ không cho con bú trong vòng 5 ngày.

Nếu cần hạn chế tiết sữa sớm hơn, chẳng hạn như trong trường hợp đứa trẻ ch*t sau khi sinh, có thể dùng bromocriptin 2,5mg mỗi ngày một lần trong 2 – 3 ngày. Sau đó tăng lên 2 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

Trường hợp xác định nhiễm trùng, có thể điều trị bằng flucloxacillin 500mg mỗi ngày 4 lần, hoặc thay bằng erythromycin nếu bệnh nhân dị ứng với nhóm penicillin. Có thể dùng kèm Thu*c giảm đau. Cần chú ý là việc điều trị bằng kháng sinh có thể làm thay đổi mùi vị của sữa và có thể gây tiêu chảy cho đứa bé.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-nhung-van-de-khi-cho-con-bu/)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY