12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những vấn đề về sức khoẻ thường gặp ở tuổi trung niên

Khi bước vào tuổi trung niên, sức đề kháng của cơ thể sẽ kém dần đi, dẫn tới một số bệnh ít gặp ở tuổi trẻ lại xuất hiện thường xuyên và có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Khi con người bước vào tuổi trung niên thì cơ thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lao dốc của sức khỏe. Cơ quan bị lão hóa, lão hóa các khớp, giảm cơ bắp, tâm lý căng thẳng đến từ gánh nặng gia đình, con cái là những vấn đề mà người trung niên phải đối mặt. Đặc biệt, sau tuổi 50 thì sức đề kháng của cơ thể chúng ta sẽ kém đi, dẫn tới một số bệnh tưởng chừng ít gặp ở tuổi trẻ có thể xuất hiện thường xuyên hơn, và nghiêm trọng hơn. Những bệnh lý nguy hiểm thường gặp hơn cả từ lứa tuổi này.

Theo Bác sỹ Nguyễn Viết Quỳnh Thư – Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ở Việt Nam có đến 95% người lớn tuổi có vấn đề về sức khỏe và chủ yếu mắc các bệnh mãn tính không lây nhiễm (gồm xương khớp, tim mạch và huyết áp, tiền liệt tuyến, rối loạn tiểu tiện…), đến 22,9% người trung niên có sức khỏe kém, trung bình một người có tuổi mắc 2,69 bệnh. Trong đó, những người có sức khỏe tốt chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ: 5,23%.

Và điều này dẫn đến nghịch lý: sau rất nhiều năm cống hiến cho gia đình, xã hội, lẽ ra sau tuổi 50, mọi người có thể tận hưởng cuộc sống tự do, làm điều mình muốn thì họ lại phải dành quãng thời gian còn lại để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Dưới đây là những vấn đề sức khỏe người tuổi trung niên thường phải đối mặt:

Đau đầu, giảm trí nhớ

Quên, đãng trí hay suy giảm trí nhớ là một bệnh thoái hóa não bộ tăng trưởng theo tuổi tác do sự suy giảm chức năng của tạng phủ và hệ miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện ở người ở tuổi trung niên và phổ biến hơn ở nữ.

Ở độ tuổi này, do cơ thể có rất nhiều sự biến động mà đa phần là sự giảm sút cả về sức khỏe, tinh thần khả năng tâm sinh lý đặc biệt là ở người phụ nữ. Chính và nguyên nhân này mà tuổi trung niên dễ dàng gặp phải chứng suy giảm trí nhớ ngay lập tức hoặc là 1 vài năm sau đó khi về già. Nếu như không có biện pháp để khắc phục thì hậu quả sẽ rất nguy hại.

Theo mức độ già đi của cơ thể, các quá trình teo và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng gia tăng. Sự thoái hóa này có hiện tượng thoái biến các khớp thần kinh, nơi giữ vai trò quan trọng đối với các chất dẫn truyền thần kinh, dẫn đến việc chức năng thần kinh bị suy giảm, chức năng trí tuệ bị nhiễu loạn, nhất là trí nhớ với nhiều biểu hiện khác nhau.

Những người ở độ tuổi này rất hay nhớ nhớ quên quên, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt. Đó cũng là lúc bệnh thiếu máu não xuất hiện. Theo thống kê của tổ chức Global Burden of Disease thuộc WHO, có tới 2/3 người đứng tuổi mắc bệnh thiếu máu não chứng tỏ mức độ phổ biến của bệnh.

Suy yếu hệ miễn dịch

Ở tuổi trung niên, hệ miễn dịch của chúng ta không còn khỏe mạnh như trước. Do đó người trung niên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống hàng ngày, và cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: Viêm phổi, nhiễm trùng huyết (nhiễm khuẩn trong máu), tình trạng bệnh phổi và tim xấu đi…

Do đó, người lớn tuổi nên chú ý tiêm phòng cúm hàng năm. Đặc biệt những người từ trên 65 tuổi có thể hỏi ý kiến bác sĩ để tiêm liều cao hơn để có sự bảo vệ tốt hơn.

Khó ăn, khó ngủ:

Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Dù là cao lương mỹ vị ăn cũng chẳng ngon. Chướng bụng, đầy hơi và thay đổi nhu động ruột có thể xảy ra vì nhiều lý do ở tuổi trung niên khiến việc ăn uống không còn ngon miệng.

Thời gian nhiều nhưng lại không ngủ được, đêm nằm cứ trằn trọc. Trên thực tế, một nghiên cứu của CDC cho thấy gần 20% phụ nữ ở độ tuổi 40 đến 59 nói rằng bị khó ngủ từ 4 đêm trở lên mỗi tuần. Nghiên cứu giải thích đối với nhiều người đây là do khởi đầu của thời kỳ mãn kinh. Toát mồ hôi đêm, nhiệt độ cơ thể tăng vọt và thay đổi tâm trạng đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Xương mỏng và yếu

Khi có tuổi, con người có xu hướng giảm mật độ xương và giảm độ vững chắc của xương, có thể dẫn đến loãng xương. Bởi vậy, người lớn tuổi rất sợ ngã. Điều này sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu như bạn bị loãng xương - tình trạng xương mỏng đi, dễ vỡ, và dễ gãy xương. Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên có khả năng mắc bệnh xương cao gấp hai lần so với nam giới.

Trầm cảm

Khi bước vào tuổi trung niên, nhiều người dễ dàng rơi vào trạng trái lo âu, phiền muộn và trầm cảm hơn nhóm tuổi khác. Những người có các vấn đề sức khỏe lâu dài như bệnh tim hoặc viêm khớp gây hạn chế cho cuộc sống thường sẽ dễ bị trầm cảm hơn. Bên cạnh đó, những người cần tới sự hỗ trợ, chăm sóc tại nhà cũng dễ có khả năng mắc bệnh hơn so với những người lớn tuổi khác do bản thân mặc cảm vì không tự chủ động được trong sinh hoạt.

Đặc biệt, phụ nữ dễ phát triển các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn nam giới. Lo âu, trầm cảm, bệnh Alzheimer, và suy giảm nhận thức là phổ biến nhất.

Bí quyết để giữ gìn sức khỏe ở tuổi trung niên

Những người ở độ tuổi này nên thường xuyên đi ra ngoài, vận động cơ thể. Nếu cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho cảm giác dễ chịu, vui vẻ, phấn khởi. Tối nhất là nên dành 30 phút đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để vận động, giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nên giảm lượng đường bột và tăng cường rau củ quả, bổ sung gia vị tỏi vào thực đơn hàng ngày… Điều đó vừa hữu ích trong việc nâng cao thể lực, tỏi vừa là phương thuốc đơn giản, dễ dàng phòng chống các bệnh vặt.

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến nghị, người trung niên nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng hoặc các loại phủ tạng, nên ăn cá thay cho ăn thịt. Ăn nhiều loại đậu, rau củ vì đây là nguồn đạm thực vật lành tính và tốt hơn cho cơ thể.

Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi này, mọi người nên bổ sung các vi chất như canxi, sắt, kẽm, đồng, magie và vitamin giúp chắc xương, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, cần bổ sung selen, đây là vi chất giúp tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư rất tốt.

Thiên Thiên (T.H)

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-van-de-ve-suc-khoe-thuong-gap-o-tuoi-trung-nien-27364/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY