12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những việc bệnh nhân tiểu đường phải thực hiện để giữ gìn sức khỏe trong đại dịch COVID-19

Mắc bệnh tiểu đường không trực tiếp làm cho một người dễ bị nhiễm COVID-19, nhưng chắc chắn sẽ khiến người đó dễ bị các biến chứng nghiêm trọng nếu chẳng may nhiễm bệnh.

Điều quan trọng đối với một bệnh nhân tiểu đường ở thời điểm đại dịch COVID-19 đang lây lan nhanh chóng hiện nay là giữ cho bản thân khỏe mạnh và an toàn.

Dưới đây là một số bước bệnh nhân tiểu đường phải thực hiện trong thời gian xảy ra đại dịch để giữ gìn sức khỏe tránh biến chứng nguy hiểm.

1. Ăn uống lành mạnh

Đường và đồ ngọt không phải là thứ duy nhất mà bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa. Một số thực phẩm khác làm tăng đột biến lượng đường trong máu như rau có tinh bột, bột tinh chế và chất béo chuyển hóa cũng cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt trong thời gian dịch COVID-19 lây lan.

Thực phẩm nhiều tinh bột cũng cần loại bỏ khỏi chế độ ăn hàng ngày của người tiểu đường – (Ảnh: Timesofindia).

Thay vào đó, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây họ cam quýt và các loại hạt nên là một phần của chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cũng giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch để chống lại loại virus nguy hiểm này.

2. Duy trì hoạt động thể chất

Yếu tố nguy cơ chính trong trường hợp bệnh tiểu đường là lượng đường trong máu không được kiểm soát. Và để kiểm soát ổn định lượng đường huyết, vận động và tập thể dục hàng ngày là vô cùng quan trọng.

Cho dù bạn chọn đi bộ, chạy hay nâng tạ, tất cả đều là những lựa chọn tập luyện hiệu quả. Tập thể dục vừa phải trong 30-45 phút là đủ để giữ sức khỏe.

3. Uống đủ nước

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mất nước cao vì mức đường huyết cao làm giảm khả năng giữ nước trong cơ thể. Hãy nhớ uống đủ lượng chất lỏng trong suốt cả ngày duy trì sức khỏe và khả năng miễn dịch.

Người bị bệnh tiểu đường có thể uống nước lọc, nước dừa hoặc nước trái cây mới vắt. Nước trái cây đóng gói không phải là lựa chọn lý tưởng vì chúng có chứa rất nhiều đường.

4. Kiểm soát mức độ căng thẳng

Mức độ căng thẳng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Căng thẳng giải phóng một loại hormone gọi là cortisol ảnh hưởng trực tiếp đến lượng glucose trong cơ thể. Nó làm cho cơ thể khó chuyển đổi glucose thành năng lượng, do đó, đường bắt đầu tích tụ trong máu.

Căng thẳng cũng làm tăng các triệu chứng của bệnh tiểu đường như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và các triệu chứng khác. Giảm mức độ căng thẳng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường và cũng sẽ tăng cường khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh.

5. Sử dụng thuốc đầy đủ

Người bị bệnh tiểu đường cần phải uống tất cả các loại thuốc theo quy định của bác sĩ đúng giờ. Ngay cả khi bạn đang bị cảm lạnh và cúm, hãy dùng tất cả các loại thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu kịp thời.

Cần theo dõi sát lượng đường trong máu để có sự điều chỉnh kịp thời – (Ảnh: Timesofindia).

Nếu bạn chứng kiến ​​bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19, hãy đến gặp bác sĩ thay vì tự kê đơn thuốc. Một số loại thuốc không kê đơn làm thay đổi lượng đường trong máu, làm tăng các triệu chứng và dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài việc tuân theo tất cả các bước cơ bản này, người bị bệnh tiểu đường hãy tuân thủ tất cả các biện pháp phòng ngừa COVID-19 để giảm nguy cơ lây nhiễm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang

- Duy trì khoảng cách mỗi khi ra ngoài

- Rửa tay thường xuyên

- Ở nhà nếu bị ốm

Nếu thấy các triệu chứng của COVID-19 như ho, sốt, khó thở… đặc biệt là với người bị tiểu đường, hãy liên hệ ngay lập tức đến trung tâm y tế phường hoặc đường dây nóng để được hướng dẫn và cách ly kịp thời để tránh nguy cơ lây lan.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-viec-benh-nhan-tieu-duong-phai-thuc-hien-de-giu-gin-suc-khoe-trong-dai-dich-covid-19-31431/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY