Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Niềm hy vọng cho hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Kỹ thuật ghép phổi lấy từ người cho ch*t não, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân...

Bước tiến đột phá của chuyên ngành ghép tạng

Ghép tạng là một trong những thành tựu lớn nhất của nhân loại của thế kỷ XX. Tại Việt Nam, kỹ thuật ghép tạng được đánh dấu bằng ca ghép thận thành công đầu tiên tại Học viện Quân Y vào năm 1992. Tính đến năm 2018 trên cả nước đã có khoảng 2.700 ca được ghép thận, 19 ca ghép tim, 98 ca ghép gan, 600 ca ghép tủy... Tuy nhiên, ghép phổi - đặc biệt là ghép phổi lấy từ người cho ch*t não vẫn là những thách thức lớn đối với các nhà khoa học, bởi tính khẩn trương, những yêu cầu chặt chẽ của quá trình tổ chức lấy phổi từ người cho ch*t não, quá trình chọn ghép phổi, kỹ thuật ghép phổi, quá trình gây mê, hồi sức và điều trị sau ghép.

Gần đây các nhà khoa học BV TW Quân đội 108 đã được Bộ KH&CN giao triển khai đề tài KH&CN độc lập cấp quốc gia: “Nghiên cứu triển khai ghép phổi lấy từ người cho ch*t não” do GS.TS. Mai Hồng Bàng làm Chủ nhiệm đề tài, trong giai đoạn 2016-2018. Sau khi nhận nhiệm vụ, BV TW Quân đội 108 đã tập trung mọi nguồn lực, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại (phòng mổ, phòng hồi sức, các thiết bị chuyên sâu dùng cho ghép phổi...), Thu*c, vật tư y tế; tổ chức ghép phổi trên động vật thực nghiệm. Bên cạnh đó, BV cũng cử nhiều bác sĩ, phẫu thuật viên đi học tập ghép phổi tại các BV lớn trên thế giới. Đồng thời tổ chức hợp tác với các trung tâm ghép tạng lớn để học tập, tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật ghép tạng khác và vận động tuyển chọn có chỉ định ghép phổi, tích cực vận động ch*t não hiến tạng.

Ngày 26/2/2018, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc BV mà trực tiếp là Giám đốc BV-Trung tướng GS.TS. Mai Hồng Bàng tổng chỉ huy, cùng với sự điều hành của Ban điều phối và các kíp kỹ thuật của BV đã triển khai 4 phòng mổ lấy - ghép phổi và các mô, tạng khác. Sau gần 8 giờ, với hơn 60 bác sĩ, phẫu thuật viên, dược sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng của BV TW Quân đội 108 dưới sự hỗ trợ của 2 chuyên gia đến từ Cộng hòa Pháp đã thực hiện thành công ca ghép đặc biệt - ca ghép phổi lấy từ người cho ch*t não đầu tiên ở Việt Nam. Cùng thời điểm này, BV TW Quân đội 108 đã tiến hành lấy đa tạng và tổ chức ghép ngay 1 thận,1 giác mạc cho 2 khác, chuyển 1 giác mạc còn lại ghép cho 1 tại BV Mắt TW; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, BV Việt Đức, BV Chợ Rẫy, bảo quản, vận chuyển tim và 1 thận ghép cho 2 tại BV Chợ Rẫy.

Thực hiện thành công ca ghép phổi lấy từ người cho ch*t não đầu tiên tại Việt Nam và hành trình tổ chức - điều phối ghép đa mô, tạng xuyên Việt lịch sử của đội ngũ thầy Thu*c Bệnh viện TWQĐ 108; kết quả hợp tác quân dân y đánh dấu sự phát triển đột phá trong lĩnh vực ghép tạng ở Việt Nam.

Thực hiện ca ghép phổi đầu tiên từ người cho ch*t não tại Việt Nam.

Việt Nam có hàng nghìn bệnh nhân đang phải sống chung với căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, làm hao tổn nguồn nhân lực cộng đồng và xã hội. Trong trường hợp bệnh nặng các phương pháp điều trị không có kết quả, ghép phổi là biện pháp điều trị cuối cùng cho bệnh nhân cơ hội sống. Các nghiên cứu gần đây về bệnh phổi giai đoạn cuối cho thấy hầu hết các bệnh nhân đều suy hô hấp nặng, không đáp ứng được điều trị nội khoa, thở máy kéo dài, biến chứng suy đa phủ tạng, tỷ lệ Tu vong cao 60-70%. Nên việc có kỹ thuật ghép phổi từ người cho ch*t não đã mở ra thêm cơ hội cho người bệnh.

“Để điều trị cho bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi giai đoạn cuối rất tốn kém, không những tốn về tiền bạc, mà đó còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Khi ghép phổi rồi bệnh nhân không cần phục vụ nữa không cần điều trị nữa, bệnh nhân có thể tự lao động sản xuất được, mang lại của cải cho xã hội. Cho nên rất lợi về mặt kinh tế và mặt xã hội, đó là điều rất rõ nét và nhân văn, mang lại ý nghĩa rất lớn trong ghép tạng nói chung và ghép phổi nói riêng” GS.TS. Phạm Gia Khánh - Chủ nhiệm Chương trình Khoa học Công nghệ KC10 cho biết thêm.

Hiện nay đối tượng ghép phổi chủ yếu tập trung vào các bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và số lượng hàng nghìn người bệnh đang chờ để được ghép phổi. Tuy nhiên khó khăn nhất vẫn là nguồn cho phổi, nên việc vận động hiến tạng để mọi người dân hiểu được ý nghĩa của việc hiến - ghép tạng là rất cần thiết. Từ đó mọi người dân sẽ tình nguyện, tự nguyện hiến tạng, đặc biệt là từ những người cho ch*t não.

Hoàng Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/niem-hy-vong-cho-hang-nghin-benh-nhan-mac-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-n152969.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY