Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nỗi ám ảnh Covid-19 với người nghèo sống trong chuồng cọp ở Hong Kong

Dân trí Cuộc sống trong lồng sắt rộng vài mét vuông vốn đã không dễ dàng gì, nay mọi chuyện lại càng tồi tệ hơn với người nghèo ở Hong Kong, khi họ chẳng may rơi vào diện tự cách ly trong 14 ngày. Có đến 100.000 người ch*t nếu dựa vào miễn dịch cộng đồng chống Covid-19? Việt Nam không “thả nổi” để có miễn dịch cộng đồng với dịch Covid-19 Hà Nội: Khử khuẩn, tiếp tế lương thực ở khu cách ly Covid-19 Cầu Giấy

Hong Kong (Trung Quốc) là nơi có giá nhà đất vào hàng đắt đỏ bậc nhất thế giới. Trung bình, giá của 1 mét vuông đất ở Đặc khu hành chính này rơi vào khoảng 700 triệu đồng.

Sự phân hóa giàu nghèo ở Hong Kong cũng được thể hiện rõ rệt thông qua nơi ở. Trong khi người có thu nhập cao sống tại những chung cư, biệt thự hiện đại, xa hoa, người nghèo đành phải chen chúc trong một không gian được gọi với tên: Nhà chuồng cọp.

Nhà chuồng cọp là một loại hình bất động sản đặc trưng của Hong Kong. Nói một cách dễ hiểu một căn phòng rộng vài chục mét vuông sẽ được chia ra thành nhiều không gian sống dạng lồng sắt, để người nghèo có thể thuê với mức giá rẻ (khoảng 200 USD mỗi tháng).

Cuộc sống thường ngày trong một không gian chỉ vài mét vuông vốn đã không dễ dàng gì, thì khi dịch Covid-19 bùng phát, những người dân nghèo nằm trong diện phải tự cách ly 14 ngày trong ngôi nhà chuồng cọp của họ, thực sự là một trải nghiệm tồi tệ.

Ngôi nhà mà ông Guo Yongfeng (66 tuổi) đã sinh sống trong hơn 6 năm qua tại Hong Kong cũng là một chiếc chuồng cọp nằm trong không gian rộng 47 mét vuông, được chia sẻ cùng 17 người khác.

Trở về Hong Kong sau khi ăn Tết ở quê nhà Cáp Nhĩ Tân, ông Guo Yongfeng buộc phải tự cách ly trong vòng 14 ngày, theo quy định. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, khi những người cùng phòng biết tin ông về từ Trung Quốc đại lục, họ đã rất tức giận và yêu cầu ông rời đi để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Nhờ sự giúp đỡ của một nhân viên hoạt động xã hội, ông Yongfeng được đưa đến khu cách ly tập trung, và điều thú vị là chuỗi ngày được cách ly đối với ông thực sự là thiên đường. “Ở chỗ cách ly thật tuyệt, 6 người cùng ở chung trong 1 căn phòng. Chúng tôi còn có thể đi dạo ở những khuôn viên được quy định. Mỗi người có 1 chiếc giường riêng và đương nhiên nơi đó tốt hơn nhiều chỗ tôi đang sống hiện tại”. Cũng theo ông Yongfeng khi cách ly tập trung, ông còn được ăn miễn phí ngày 3 bữa, bữa ăn còn kèm theo cả trái cây, được đo thân nhiệt hàng ngày đây thực sự là cuộc sống trong mơ đối với người đàn ông này.

Trở về nhà từ khu cách ly tập trung, ông Yongfeng lại phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, khi có quá nhiều người sống trong một không gian kín chật hẹp. “Tôi sợ bị nhiễm bệnh vì hiện tại nó vẫn chưa có Thu*c chữa. Ở đây có nhiều người, mỗi người có 1 công việc riêng, họ lại ra đường hàng ngày nên thật khó để biết họ đã tiếp xúc với ai. Tôi chỉ biết tự bảo vệ mình bằng cách xịt khử trùng khi tôi về nhà, rửa tay, thay khẩu trang”.

Ông Yongfeng cũng chia sẻ rằng, khi kể với nhân viên y tế là mình đang sống trong nhà chuồng cọp, lời khuyên duy nhất ông nhận được là hãy đeo khẩu trang: “Họ bảo tôi là hãy đeo khẩu trang, chừng nào vẫn còn đeo khẩu trang thì tôi sẽ vẫn ổn. Tôi cũng chẳng thể làm gì hơn”.

Minh Nhật

Theo SCMP

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/noi-am-anh-covid-19-voi-nguoi-ngheo-song-trong-chuong-cop-o-hong-kong-20200316171109064.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte- Năm 2015, Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” đã vận động và trao tặng trên 1,97 triệu suất quà với tổng trị giá trên 719 tỷ đồng, đạt trên 197% chỉ tiêu đề ra.
  • Trong cuộc đời hành nghề của một bác sĩ, điều ám ảnh nhất chính là những cái ch*t của bệnh nhân ngay trên tay mình...
  • Nỗi sợ hãi, đau đớn trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng “yêu đương” của nhiều cặp vợ chồng. Thay vì dùng Thu*c, họ nên tới gặp bác sỹ tâm lý để có thể nồng cháy trở lại.
  • Nhiều năm qua, cầu Ông Điền đã hư hỏng rất nặng, ảnh hưởng lớn đến việc giao thông của người dân, họ rất bức xúc, vào mùa mưa lũ, không ai dám qua.
  • Đây là vụ T*i n*n giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường đèo dốc trong điều kiện thời tiết xấu ở Lào Cai
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
  • Bố cởi sạch quần áo của con rồi trói vào cột điện vì tội mê chơi. Chú phạt cháu đeo bảng “Tôi là thằng ăn cắp” đứng trước cửa nhà...
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY