Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nỗi đau người đàn bà 14 năm không dám về quê vì câu nói chồng em mắc sida rồi

MangYTe - Nghe anh rể nói chồng em bị sida rồi, chị M ch*t lặng. Chồng ch*t, ba mẹ con bị đuổi khỏi nhà, 16 năm qua, nữ tài xế xe ôm mắc H lại có cách riêng để sống mạnh mẽ, lạc quan.

Chị h (hà nam) chưa bao giờ quên ký ức 16 năm trước. khi ấy, chồng chị ốm liên tục, đi nhiều viện ở tỉnh không phát hiện ra nguyên nhân. bác sĩ ở bệnh viện bạch mai thông báo chồng chị nhiễm hiv, chị vẫn không hiểu. rồi chồng chị phải chuyển về bệnh viện đống đa (hà nội) - nơi chuyên điều trị hiv và bệnh truyền nhiễm khi đó.

"Tôi ch*t lặng khi anh rể bảo "Chồng em mắc sida rồi". Sida, tôi hiểu nghĩa là ch*t" - chị nhớ lại.

3 tháng tiếp theo đó, chị vật vã cùng chồng chữa bệnh, đi lại liên tục giữa nhiều bệnh viện ở hà nội. rồi họ về quê hà nam. chồng tái nghiện, nhà chồng cấm cửa 4 người trong gia đình chị.

2 năm sau, chồng chị mất, không ai tới viếng. ai cũng sợ. chị và hai con gái bị đuổi khỏi nhà, để lại mảnh đất vốn đã được cho anh chị. chị tay trắng, chỉ còn 2 đứa con gái và bệnh hiv bị lây từ chồng.

Mẹ mắc "H" - cái tiếng không ai muốn ấy khiến chị M từng nghĩ đến cái ch*t để hai con gái được sống yên thân không lời dị nghị. Ý nghĩ ấy vụt tắt khi chị tìm đến nhóm Hoa Hướng dương - nhóm của những người phụ nữ bị chồng lây HIV.

Nỗi đau người đàn bà 14 năm không dám về quê vì câu nói chồng em mắc sida rồi - Ảnh 1.

Chị M cho biết, luôn cập nhật thông tin về bệnh HIV/AIDS là cách để chị mạnh mẽ, lạc quan sống tốt trong nhiều năm qua.

"Tôi được tái sinh" - chị nói không phải chỉ vì được chia sẻ, mà chị còn được tiếp cận Thu*c ARV và các thông tin liên quan đến H. Chị không cô đơn.

14 năm, chị buộc phải rời quê lên Hà Nội, không một lần dám trở về nơi ấy. Cũng gần chừng ấy thời gian, con đường tới khoa Truyền nhiễm (nay là Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai) trở nên quen thuộc với chị. Đó là nơi giúp nữ tài xế xe ôm ấy sống khoẻ mạnh, an toàn, nhờ nguồn Thu*c viện trợ được cấp phát từ đây.

"hồi tháng 3 khi bệnh viện bạch mai bị đóng cửa vì covid-19, lại liên quan trung tâm bệnh nhiệt đới, tôi vẫn quyết không về quê lĩnh Thu*c dù là đúng tuyến" - chị kể. bởi ở quê, sự kỳ thị rất lớn. sẽ không một ai dám chơi cùng, nói chuyện cùng khi họ biết mình mang h. "kể mình có ch*t cũng không ai đến" - chị nói và cho biết giấu tất cả mọi người vì còn nghĩ đến hai đứa con gái, chúng không thể sống trong sự kỳ thị vì bố mẹ mang mắc h.

"Giờ tôi chỉ có mong muốn được tạo điều kiện cho lấy Thu*c ở bất kỳ đâu tại Hà Nội" - chị giãi bày.

Chị m kể câu chuyện buồn cuộc đời mình khi tham gia hội thảo hưởng ứng ngày thế giới phòng chống hiv/aids do bệnh viện bạch mai tổ chức ngày 1/12. chị nói chưa từng bỏ hội nghị nào của bệnh viện về hiv để cập nhật cho mình những kiến thức mới nhất.

Chị m là một trong 1.600 bệnh nhân hiv đang được trung tâm bệnh nhiệt đới, bệnh viện bạch mai quản lý và cấp phát Thu*c điều trị.

Ts dương đức hùng - phó giám đốc bệnh viện bạch mai cho biết, từ một căn bệnh tưởng chừng như "bản án tử hình", người bệnh hoang mang không còn niềm tin vào cuộc sống, ngày nay hiv/aids là một bệnh mạn tính điều trị duy trì như những căn bệnh mạn tính khác.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, hiện ca bệnh HIV/AIDS đầu tiên của Việt Nam vẫn sống khỏe mạnh sau 30 năm phát hiện. Các loại Thu*c mới, các phác đồ điều trị tân tiến giúp cho bệnh nhân có "H" hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nỗi đau người đàn bà 14 năm không dám về quê vì câu nói chồng em mắc sida rồi - Ảnh 2.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai

Trong nhiều năm qua, các chuyên gia của Bệnh viện đã sát cánh cùng các cơ quan quản lý tham gia xây dựng nhiều tài liệu hướng dẫn và giảng dạy về HIV/AIDS, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở điều trị trên cả nước.

Theo bs cường, ở việt nam, bệnh viện bạch mai là trung tâm hàng đầu về điều trị hiv với tỷ lệ đạt ức chế cao nhất cả nước, hơn 98%.

"Đây là con số ấn tượng tạo sự thành công của Việt Nam trong phòng, chống HIV. Thành công này góp phần bước đầu giảm số lượng người nhiễm cũng như người phát hiện sớm được người nhiễm, giúp họ tiếp cận nguồn Thu*c điều trị, giảm Tu vong", PGS.TS Đỗ Duy Cường nói.

Tuy nhiên, theo BS Cường, để xóa bỏ những kỳ thị, cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Đặc biệt, những nhân viên y tế với tư cách là người biết rõ về tình trạng bệnh nhân, quản lý bệnh nhân cần phải xóa bỏ sự phân biệt đối xử.

Theo ông, các nhân viên y tế phải coi người mang virus hiv là một người có bệnh mãn tính chứ không phải bệnh ch*t người, thì người có "h" mới được đối xử công bằng, điều trị như bệnh khác.

Còn bệnh nhân hiv/aids cần hiểu đây là bệnh mạn tính, phải uống Thu*c lâu dài, tuân thủ tốt điều trị. đồng thời, phải có lối sống lành mạnh và hành vi an toàn không để lây truyền hiv cho người khác. "khi cả xã hội cùng đồng lòng, việt nam sẽ thanh toán được hiv vào năm 2030 như mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra", bs cường nhấn mạnh.

V.Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/noi-dau-nguoi-dan-ba-14-nam-khong-dam-ve-que-vi-cau-noi-chong-em-mac-sida-roi-20201202193018603.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhà chồng có chị cả và ba anh em trai. Chồng tôi là út. Giàu út ăn, khó út chịu. Cái câu đó vận vào chồng tôi vô cùng nặng nề. Anh coi việc mình phải phụng dưỡng cha mẹ, lo toan trong ngoài là hiển nhiên.
  • Cô gái trẻ người Việt chỉ muốn “dùng cái mo che mặt lại” khi nghe vị khách người nước ngoài lắc đầu về hành xử của người phụ nữ Việt cùng đứa con 2 tuổi khi đi máy bay.
  • Các bạn được ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, trong khi có những ca trực bác sỹ thức thâu đêm suốt sáng, tiếp xúc với đủ tâm tư hỉ nộ ái ố. Khi các bạn được yên giấc say nồng, chúng tôi thức cùng bệnh nhân. Ngày này qua tháng khác, một số trong chúng tôi đã đánh mất đi cái tính cách thân ái vốn có của mình.
  • Khi dạy con tự lập, một trong những khó khăn lớn nhất của bố mẹ là các con không hợp tác, không nghe lời hay phớt lờ sự “phân công” của bố mẹ để đòi làm việc mình thích, làm theo ý muốn của mình.
  • Tôi tin vẻ đẹp không phải là bắt thời gian dừng lại. Không phải chúng ta đội lốt một ngoại hình trẻ hơn tuổi thật. Mà là ở mỗi tuổi, ta có được vẻ đẹp đúng lứa tuổi của mình.
  • Đàn bà ngốc có thể sống bám, nhưng không biết kiểm soát tiền của chồng. Đàn ông cũng lấy làm dễ chịu vì điều này. Dù gì thì cũng đỡ nguy hiểm hơn đàn bà độc lập tài chính.
  • Phái mạnh đừng dại chê bai trực tiếp bộ cánh của nàng, nhận xét thẳng thừng nàng tăng cân hoặc hồn nhiên khen ngợi nhan sắc của phụ nữ khác.
  • Cuộc tình dù đúng dù sai..., Đắng lòng..., Rơi lệ vì Lệ Rơi... đang là những câu nói cửa miệng được cộng đồng mạng sử dụng rộng rãi.
  • “Bạn có biết người ngồi uống rượu với chồng thực ra là Trang Hạ không? Còn tất cả những độc giả đã có con cái, đang làm dâu mà mình hỏi, họ đều hình dung về Tết thế này: Chồng ngồi ở phòng khách, vợ tất bật trong bếp”.
  • Đang làm nhiệm vụ, anh Thành phát hiện một bọc tiền bị rơi tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai và đã tìm chủ nhân của số tiền trên để trả lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY