12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nỗi khổ khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ thường gặp ở những người ngồi nhiều làm việc văn phòng, người trên 50 (25-50%), trên 75 tuổi (75%). Với cái cổ đau nhức, khó xoay sở... thực sự là chướng ngại vật gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Ông Trần Văn Hai, cư trú tại Định Công, Hà Nội thường hay thấy cổ mình cứng đơ và đau mỗi sáng ngủ dậy, cổ ông rất khó di chuyển và các biểu hiện như đau đầu, đau tai, đau vai và các vùng khác cũng thấy xuất hiện. Lúc đầu ông nghĩ là do mình làm vườn và làm việc nhà nhiều, cũng có thể là do tuổi già nên đau nhức là chuyện mình thường.

Mỗi lần bị đau cổ, ông Hai chỉ bôi dầu và xoa bóp cho hết cơn đau, nhưng những cơn đau vẫn cứ thường xuyên xuất hiện, đặc biệt gặp những ngày "trái gió trở trời" cổ ông lại thấy đau hơn. Những biểu hiện của ông Hai thật ra là dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Ảnh minh họa

Những biểu hiện của người bị thoái hóa đốt sống cổ

Người thoái hóa đố sống cổ khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên.

Bệnh có thể làm biến dạng cột sống cổ, làm cứng khớp đốt sống cổ, và cũng có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng... Thường người già hay bị bệnh này, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt bởi tưới máu kém. Bệnh cũng dễ gặp ở những người mà gia đình có tiền sử bị thoái hóa đốt sống cổ.

Làm gì khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

- Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau như Alaphan, Viatril-s nhằm làm tăng tái tạo sụn khớp, hạn chế quá trình thoái hóa.

- Nếu ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp.

- Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ.

- Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ.

Dưới đây là 2 cách chữa đau cổ hữu hiệu mà không cần dùng thuốc:

1. Vận động cổ

- Nghiêng cổ: Nghiên cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau (gáy tựa vào vai) mỗi phía 10-15 lần.

- Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 5 lần.

- Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 10 lần.

Ảnh minh họa

2. Massage cho vùng cổ

Chỉ cần bỏ ra 5-10 phút mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị với các động tác xoa bóp dễ dàng sau:

Bước 1: Dùng tay trái massage vai phải. Bắt đầu xoa từ phần cuối của xương sọ, rồi đến gáy, tới vai, trượt dài xuống cánh tay tới tận khuỷu tay. Tiếp đến lại từ từ xoa ngược lại qua vai, lên gáy. Lặp lại động tác này 3 lần, tiếp tục với phía vai trái còn lại.

Bước 2: Dùng đầu các ngón tay miết dọc gáy, cổ rồi đến vai. Ban đầu miết nhẹ, sau mạnh dần cho đến khi bạn cảm nhận được sức nóng do tác động cọ xát với tay. Các vùng cơ mỏi, đau nhức dần dần tan biến, trả lại cho bạn một cảm giác thư thái.

Bình Nguyên

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/noi-kho-khi-bi-thoai-hoa-dot-song-co-21889/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY