Những công nhân không có tết - Ảnh: Trần Khải
Tết nguyên đán tân sửu năm nay, nhiều công nhân quê ở cà mau đang làm việc tại đồng nai không trở về quê đón tết cùng với người thân và gia đình. nỗi lo cơm áo, gạo tiền và trách nhiệm với gia đình khiến họ chọn ở lại để làm thêm những ngày tết nhằm tăng thêm thu nhập.
Suốt 5 năm nay, anh Giao quê ở TP.Cà Mau không biết tết là gì. Từ nhiều năm qua, anh chưa sum vầy với gia đình trong những ngày tết. Dẫu rất tâm tư, đau đáu nhớ về quê hương nhưng vì cuộc sống nên anh Giao đã cắn răng nín nhịn với quyết tâm “khi nào cuộc sống ổn định sẽ về quê”.
“Khoảng 5 năm nay tôi không về quê đón tết với gia đình. Cuộc sống khó khăn với bao bộn bề lo toan nên phải ở lại làm dịp tết. Tôi làm những ngày tết được trả lương gấp 3 lần so với bình thường. Mỗi dịp tết, tôi cũng có thêm thu nhập vài triệu đồng gửi về quê cho gia đình trang trải cuộc sống. Suốt nhiều năm nay, nhóm công nhân tụi tôi có biết tết là gì đâu, nó xa vời lắm”, anh Giao xúc động chia sẻ.
Anh giao còn nói, năm nay tình hình dịch bệnh phức tạp, để bảo đảm an toàn sức khỏe nên một số anh em công nhân đang lao động ở đồng nai chọn cách ở lại. suốt 1 năm qua thu nhập của anh giao rất hạn chế do có lúc công ty phải tạm dừng hoạt động vì tình hình dịch bệnh covid-19 phức tạp.
“Có ai muốn tha hương cầu thực đâu, tất cả cũng vì hoàn cảnh cả. Năm qua dịch bệnh hoành hành nên có lúc tôi còn nhờ anh em ở quê gửi tiền lên để đóng tiền nhà trọ. Những ngày này người ta về quê đón tết cùng gia đình, còn cá nhân tôi thì thui thủi nơi phòng trọ một mình. Sáng đi làm, chiều về ăn mì tôm rồi ngủ, vậy là xong những ngày tết”, anh Giao tâm sự.
Còn bà l. (quê h.đầm dơi, cà mau) hiện làm công nhân ở tỉnh bình dương cũng nhiều năm qua không về quê đón tết cùng gia đình. vì cuộc sống thiếu trước, hụt sau nên bà l. phải chăm chỉ làm việc và quên luôn ngày tết cổ truyền của dân tộc.
“Nhiều năm nay, mỗi dịp Tết Nguyên đán đến lòng tôi trĩu nặng, buồn lắm vì nhớ quê. Ai cũng có cội, có nguồn mà không về sum vầy cùng gia đình được cũng buồn lắm chứ. Con cháu ở quê cứ điện lên hỏi hoài, khi nghe tôi nói không về được thì chúng nó khóc. Đi làm quần quật cả năm mà có mấy ngày tết không về được thì khổ lắm nhưng phải chịu, cuộc sống mà!”, giọng bà L. nặng trĩu.
Sau kỳ nghỉ tết nguyên đán tân sửu, những ngày qua người dân ở các tỉnh miền tây lại lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại tp.hcm và các tỉnh miền đông để làm việc. rời quê hương nhiều người bịn rịn, có người còn rơi lệ không nỡ xa gia đình. dẫu vậy, sau phút chạnh lòng thì họ cố nuốt cảm xúc rồi dõng dạc từ giã cha mẹ rằng: “tết năm sau, con lại về. cha mẹ ở nhà giữ gìn sức khỏe”.
Sau kỳ nghỉ tết, người dân miền Tây phải ly hương tìm việc làm - Ảnh: Trần KhảiLời từ giã mang nặng tâm tư nhưng họ ra đi với tâm thế đầy hy vọng. họ mong muốn dịch bệnh covid-19 sớm bị đẩy lùi để cuộc sống trở lại bình thường. mong muốn công việc của họ được thuận buồm xuôi gió để có thu nhập ổn định gửi về quê lo cho gia đình, trang trải cuộc sống.
Đồ đạc lỉnh kỉnh trên xe, từ giã gia đình lên tỉnh bình dương chạy xe grabbike, anh hồ chí cường (33 tuổi), ngụ xã lý văn lâm, tp.cà mau nói với mẹ già: “con đi làm rồi lại về chứ có đi luôn đâu mà mẹ khóc. con lớn rồi, tự biết lo cho mình mà mẹ an tâm đi! cha mẹ ở nhà giữ gìn sức khỏe, tết năm sau con lại về”.
Anh cường chạy xe ôm công nghệ ở bình dương đến nay đã hơn 1 năm. trước khi dịch bệnh bùng phát, mỗi tháng anh có thu nhập cả chục triệu đồng. sau khi trừ sinh hoạt phí, anh cường gửi số tiền còn lại về quê cho cha mẹ già.
Còn anh võ văn dúng, quê ở h.ngọc hiển (cà mau) cũng bắt đầu rời quê từ ngày mùng 6 tết để lên bình dương mưu sinh. trước đây, anh dúng là ngư dân, có phương tiện riêng nhưng vì nghề biển bây giờ thu nhập bấp bênh nên anh đành tạm gác việc đánh bắt lại để đi làm thuê lo cho gia đình.
“làm biển vất vả lắm, trúng mùa thì không nói gì, mà thất mùa vài lần thì thiếu nợ liền. những năm trở lại đây đánh bắt thất bát nên tôi đi bình dương làm khoảng 2 năm nay rồi. định làm một thời gian nữa tôi lại về quê tiếp tục bám biển. nghề biển đã ăn vào máu thịt của tôi rồi nên không bỏ được. xa quê, xa gia đình ai mà không buồn nhưng cũng phải ráng”.
Ly hương - rời xa nơi chôn nhau cắt rốn ai mà chẳng buồn. Buồn nhất là những người không có tết, họ ở lại thành phố để lao động trong những ngày tết để trang trải cuộc sống. Với những người này, họ vẫn có niềm tin dù xa quê nhưng vẫn có cuộc sống ổn định vì có việc làm, có thu nhập, còn hơn là ở quê cam chịu cuộc sống đói nghèo.