Tin y tế hôm nay

Tin y tế

NÓNG: Không có chuyện virus corona lây truyền qua bụi khí!

(MangYTe)- Đêm qua, thông tin các nhà khoa học Thượng Hải chứng minh virus corona có thể lây truyền qua bụi khí, tức lơ lửng trong không khí thông thường chỉ là một sai lầm do lỗi dịch thuật. Aerosol ở đây phải hiểu là khí dung, một phương pháp điều trị trong bệnh viện.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, điều hành Khoa Nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết "aerosol", nguồn lây truyền mới mà các nhà khoa học Thượng Hải cảnh báo đặt trong bối cảnh này phải dịch là "khí dung", chứ "bụi khí" là không chính xác và không có chuyện nó bay lung tung trong không khí thông thường vì khí dung chỉ dùng trong cơ sở y tế!

Xông khí dung - ảnh: RT

Khí dung là phương pháp xông mũi họng thông qua một mặt nạ đặc biệt trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản... Phương pháp xông khí dung cần được chỉ định với bác sĩ và chỉ được sử dụng trong các bệnh viện, cơ sở y tế. Vì vậy, người cần lưu tâm trước phát hiện mới này là các bệnh viện và cơ sở y tế khi tiến hành xông khí dung để điều trị cho bệnh nhân.

Theo South China Morning Post, Ủy ban Y tế Thượng Hải đã bổ sung việc xông khí dung vào danh sách các đường lây truyền virus corona mới 2019-nCoV, tuy nhiên điều này vẫn chưa được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.

Các nhà khoa học giải thích rằng khi xông khí dung, người bệnh có thể hít phải các hạt hoặc giọt nhỏ mang virus trong luồng khí từ thiết bị. WHO nhận định rằng điều này cần được điều tra và phân tích nhiều hơn dựa vào dữ liệu dịch tễ học để hiểu được toàn bộ phạm vi truyền bệnh.

Về phía người dân, WHO và các chuyên gia từ Trung Quốc khuyên rằng vẫn nên chú ý hàng đầu đến 2 con đường lây nhiễm chính của virus corona mới là qua các giọt bắn từ đường hô hấp con người và bề mặt bị ô nhiễm, 2 thứ có thể phòng bằng cách tránh nơi đông người, giữ môi trường thông thoáng và rửa tay.

A. Thư

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/nong-khong-co-chuyen-virus-corona-lay-truyen-qua-bui-khi-20200209074239685.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều đàn ông không có tinh trùng đã có thể sinh con nhờ kỹ thuật vi phẫu tìm tinh trùng từ các mô tinh hoàn. Trong năm 2014 TPHCM đã có 6 đứa trẻ sinh ra từ kỹ thuật này.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY