1. Nốt ruồi ở lòng bàn chân
Hàng ngày bàn chân sống trong một không gian nhỏ bên trong đôi giày, môi trường tương đối khép kín, phải chịu sức nặng của cơ thể để đi lại. Nốt ruồi ở lòng bàn chân rất nguy hiểm, không dễ nhận thấy, luôn bị đế giày cọ sát, nếu bị nấm da chân và thường xuyên ngứa gãi rất dễ kích thích trở thành nốt ruồi ung thư.
Nốt ruồi ở lòng bàn chân rất nguy hiểm, không dễ nhận thấy, luôn bị đế giày cọ sát. |
Tuy sẽ không cọ xát nhưng nốt ruồi dưới móng tay rất dễ bị mọi người hiểu lầm, cho rằng do sung huyết nên không để ý, ít ai biết rằng đó cũng có thể là tế bào hắc tố tích tụ, có nguy cơ ung thư cao hơn. Nếu bạn đang làm nghề chế biến gỗ và móng tay của bạn thường xuyên bị mài mòn và bị thương, bạn có thể bị ung thư do bị kích thích nhiều lần.
Nốt ruồi dưới móng tay rất dễ bị mọi người hiểu lầm, cho rằng do sung huyết nên không để ý nhưng có thể là tế bào hắc tố tích tụ, có nguy cơ ung thư cao hơn. |
Trên mặt có rất nhiều nốt ruồi, có một vài nốt ruồi là chuyện bình thường, có thể coi là vết đồi mồi và thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, là khu vực có nguy cơ cao. Nhưng nếu trên mặt có nốt ruồi tương đối lớn, bạn phải chú ý nhiều hơn, không thể bỏ qua.
Có dấu hiệu của nốt ruồi ung thư, nếu phát hiện sớm có thể cứu mạng
Theo các bác sĩ, 60% bệnh nhân ung thư hắc tố (loại ung thư nguy hiểm nhất trong số các bệnh ung thư da) xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc dưới móng tay, thường phát hiện ở giai đoạn giữa và cuối.
Bệnh nhân ung thư hắc tố hiện nay tuy không nhiều nhưng hàng năm vẫn tiếp tục tăng. Điều đáng lo ngại là hiệu quả điều trị ung thư hắc tố không khả quan, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 65% và chiến lược điều trị cần phải được cải thiện, thiếu các tiêu chuẩn.
Điều quan trọng nhất là người dân chưa quan tâm nhiều đến căn bệnh này, so với ung thư phổi, ung thư dạ dày và các loại ung thư khác thì ung thư hắc tố ít được quan tâm hơn.
Trên thực tế, có những dấu hiệu của ung thư tế bào hắc tố, phát hiện kịp thời có thể cứu sống người bệnh.
Chú ý đường kính, màu sắc, hình dạng, nốt ruồi có hay không có tổn thương da, thông thường là nốt ruồi có màu sắc không đồng đều, tổn thương da lâu ngày không lành, đường kính trên 6 mm, nốt ruồi hình mũi nhọn sẽ có rủi ro cao hơn.
Nếu bạn phát hiện màu sắc nốt ruồi thay đổi, luôn chảy máu, ngứa không thể lành và rõ ràng là to ra thì lúc này tốt nhất nên lấy mô ra để chẩn đoán, tránh để bỏ lỡ tín hiệu ung thư.
Còn một loại nốt ruồi nữa cần cảnh giác, đó là nốt ruồi nhện. Bình thường nó có màu nâu sẫm, nhưng nếu có màu đỏ, xung quanh có chân nhện, chứng tỏ các mao mạch giãn nở bất thường, có thể liên quan đến các bệnh nghiêm trọng về gan, chẳng hạn như xơ gan hoặc ung thư gan.
Do đó, khi thấy hiện tượng bất thường này ở chi trên và lồng ngực thì không thể coi thường.
Nói đến vấn đề nốt ruồi, không phải để khiến mọi người hoang mang lo sợ, bàn tán khi thấy nốt ruồi trên tay, chân mà là để biết những nốt ruồi lạ nào cần chú ý. Đặc biệt là nốt ruồi đen khổng lồ xuất hiện sau khi sinh, bạn không nên cọ xát với nó, tốt nhất nên đi kiểm tra, nếu cần thiết có thể phẫu thuật cắt bỏ.
Xem thêm: 4 điều bạn cần làm trong 30 phút sau khi tập luyện để cơ thể phục hồi tránh tổn thương
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: