Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nữ bác sĩ đầu tiên phát hiện ra virus corona, từng tham gia chiến đấu chống lại SARS giờ trở thành anh hùng của người dân Trung Quốc: Tôi khóc cạn nước mắt của cả đời rồi

(MangYTe) - Ngay khi biết mình đang phải đối mặt với chủng virus corona vô cùng nguy hiểm, nữ bác sĩ này đã nhanh chóng thực hiện các bước cần thiết để giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh.

Sáng ngày 26/12/2019, chuyên gia hô hấp Trương Kế Tiên (54 tuổi) chẩn đoán 3 người trong cùng một gia đình đã bị nhiễm một loại virus mới. Qua kết quả phim x-quang, bác sĩ Trương nhận ra một điểm chung của những người này: họ đều có dấu hiệu của bệnh viêm phổi.

Cùng ngày, một người bán hàng tại chợ hải sản Hoa Nam cũng đến bệnh viện với các triệu chứng tương tự. Ngay hôm sau, bác sĩ Trương và các đồng nghiệp lại tiếp nhận thêm 3 bệnh nhân nữa.

Bác sĩ Trương bắt đầu cảnh giác. Điều khiến bà đặc biệt lo lắng là các thành viên trong cùng một gia đình đều bị bệnh. Điều đó đồng nghĩa với việc, đây là một căn bệnh truyền nhiễm.

Chưa kể, 4 trong 7 bệnh nhân đầu tiên kia đều đến từ chợ hải sản Hoa Nam - nơi chuyên buôn bán các loại động vật hoang dã.

"Phải có điều gì đó không ổn", bà nghĩ.

Khi đó, người phụ nữ này không hề biết rằng mình đã trở thành vị bác sĩ đầu tiên trên thế giới chẩn đoán và tìm ra virus corona - khởi nguồn cho dịch bệnh đã giết ch*t 462 người trên toàn thế giới chỉ 5 tuần sau đó.

***

Trong lòng người dân Trung Quốc, bác sĩ Trương Kế Tiên chính là một vị anh hùng.

Chủ nhật vừa qua, tờ Nhật báo sông Dương Tử đã trở thành một trong những kênh truyền thông đầu tiên có cơ hội phỏng vấn người phụ nữ này. Bài phỏng vấn gây xôn xao Trung Quốc, với hơn 420 triệu lượt đọc và 93.000 ý kiến thảo luận trên mạng xã hội Weibo.

Bác sĩ Trương - người được miêu tả có tính cách dịu dàng và hiền hậu - hiện đang là Trưởng khoa Hô hấp và Chăm sóc tích cực tại Bệnh viện tỉnh Hồ Bắc.

"Đây là căn bệnh mà chúng ta chưa từng thấy. Có 4 bệnh nhân đến từ chợ hải sản Hoa Nam. Đây chắc chắn là một vấn đề", bà nhớ lại ngày đầu tiên biết về chủng virus này.

Theo bác sĩ Trương, cả 7 bệnh nhân này đều có những triệu chứng tương tự ở phổi, chỉ khác về mức độ nghiêm trọng. Nhận thấy tình hình bất thường, bà nhanh chóng báo cáo lên bệnh viện và đề xuất một cuộc hội chẩn đa khoa. 7 ca viêm phổi này được xác định là những trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona trên thế giới.

Những ngày tiếp theo là quãng thời gian vô cùng bận rộn với bác sĩ Trương. "Đến ngày đầu năm, cả 9 giường cách ly trong bệnh viện là không đủ", bà cho biết.

Sau đó, một nhóm chuyên gia từ các bệnh viện khác trong thành phố đã phối hợp cùng nhau để theo dõi căn bệnh. Kể từ khi phát hiện ra những trường hợp đầu tiên, bác sĩ Trương đã yêu cầu các nhân viên y tế đeo khẩu trang. Bệnh viện phê chuẩn việc cấp khẩu trang chuyên dụng N95 cho khoa của họ.

"Chúng tôi chỉ đeo khẩu trang N95 khi đi vào khu vực cách ly. Các khu vực khác vẫn đeo khẩu trang y tế", bà nói.

Đồng thời, bác sĩ Trương cũng yêu cầu các bác sĩ và y tá đặt thêm các bộ quần áo bằng vải trắng khá dày. "Dù sao chúng tôi cũng muốn mặc thêm một lớp nữa để bảo vệ bản thân mình một chút", bà giải thích. Họ đã mặc những bộ quần áo này trong suốt thời gian điều trị cho bệnh nhân, cho đến khi được trang bị quần áo bảo hộ cấp độ 3 từ bệnh viện.

Nhờ các bước bảo vệ cơ bản và nhanh nhạy này, không có trường hợp lây nhiễm chéo hay lây nhiễm cho các nhân viên y tế nào được phát hiện tại khoa của bác sĩ Trương.

Bác sĩ Trương Kế Tiên cho biết, kinh nghiệm chống dịch bệnh truyền nhiễm của mình bắt nguồn từ thời kỳ chống SARS. Khi chiến đấu với dịch SARS vào năm 2003, người phụ nữ này mới 37 tuổi và là thành viên thuộc nhóm chuyên gia ở một quận. Nhiệm vụ của bà là đến các bệnh viện khác nhau để điều tra về những người bị nghi nhiễm virus.

Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về địa chỉ, nghề nghiệp để điều tra dịch tễ. Khi biết tất cả đều đã từng qua chợ hải sản Hoa Nam, bác sĩ Trương đã nhận ra ngay chuyện gì đang xảy ra. "Từ lúc đó, tôi đã biết vấn đề nằm ở đâu, nghiêm trọng hay không rồi", bà nhớ lại.

***

Trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus corona, bác sĩ Trương đã không ít lần rơi nước mắt ngay trong chính phòng làm việc của mình. Khi được hỏi về nỗi buồn phiền của mình, bà giải thích: "Vì bệnh nhân quá đông, nhân viên y tế của chúng tôi thực sự phải làm việc rất khổ sở".

Tình trạng của bệnh nhân có lúc xấu đi, phương tiện và trang thiết bị cạn kiệt, quần áo bảo hộ và khẩu trang cũng hết sức thiếu thốn - tất cả những khó khăn này khiến nữ bác sĩ rất đau lòng. Bà thừa nhận chưa bao giờ chứng kiến một dịch bệnh truyền nhiễm nào có quy mô kinh khủng đến như vậy.

Nhanh chóng gạt đi nước mắt, vị bác sĩ này lấy lại dáng vẻ mạnh mẽ ban đầu rồi lao vào phòng bệnh - nơi chiến trường không cho phép bà được cẩu thả bất kỳ một giây phút nào.

Theo Hindustantimes, Sina

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/nu-bac-si-dau-tien-phat-hien-ra-virus-corona-tung-tham-gia-chien-dau-chong-lai-sars-gio-tro-thanh-anh-hung-cua-nguoi-dan-trung-quoc-toi-khoc-can-nuoc-mat-cua-ca-doi-roi-20200204135538343.htm)

Tin cùng nội dung

  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Tôi bị tiểu đường, bà xã thì bị bệnh chàm. Nếu được, nhờ Mangyte giới thiệu 1 số CLB những người có bệnh mãn tính... để mọi người có thể tham gia sinh hoạt, tham khảo kinh nghiệm chữa bệnh. Cảm ơn nhiều lắm! (Nguyễn Văn Ngọ, 58 tuổi)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY