Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nữ điều dưỡng bị dị ứng khẩu trang chống dịch

Vĩnh Phúc-Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Nhung 37 tuổi, tháo bỏ lớp khẩu trang, để lộ những vệt hằn và gương mặt đôi chỗ sưng phù vì bị dị ứng.

Chị Nhung là điều dưỡng tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Từ ngày 4/2, phòng khám trở thành nơi cách ly các bệnh nhân dương tính với nCoV, chị Nhung không ngại ngần nhận chăm sóc cho bệnh nhân.

Được tập huấn về các kỹ năng chăm sóc cho người bệnh và tự bảo hộ cho bản thân chống nhiễm virus, chị Nhung vẫn rất lo lắng. Vật bất ly thân lúc này của chị Nhung là chiếc khẩu trang và bộ đồ bảo hộ kín toàn thân. Tuy nhiên chị Nhung gặp khó khăn hơn nhiều đồng nghiệp khác vì bị dị ứng với khẩu trang, đặc biệt là khẩu trang N95.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Nhung tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà sáng 23/2. Ảnh: Giang Huy.

"Ngày đầu tiên đeo khẩu trang N95, mặt tôi sưng phồng và các nốt dị ứng đỏ ửng nổi rất nhiều. Các nốt dị ứng đó cứ tồn tại cho tới ngày hôm nay khiến tôi vừa đau lại vừa ngứa", chị Nhung nói.

Chị Nhung phải đeo thêm lớp khẩu trang y tế ở phía trong khẩu trang N95 để hạn chế dị ứng, mặc dù chị biết cách đeo này sai so với khuyến cáo của Bộ Y tế.

Trưa 23/2 trời hửng nắng nhẹ. Thời tiết này với nhiều người là tín hiệu thuận lợi cho việc chống dịch, hạn chế virus lây lan, song là nỗi khó khăn khác đối với người điều dưỡng. Bộ quần áo bảo hộ kín bưng, hai lớp khẩu trang và chiếc kính bảo hộ bó chặt trên gương mặt khiến chị Nhung cảm thấy ngột ngạt, nóng bức. Chị vẫn thực hiện hết một lượt quá trình thăm khám, truyền nước, đưa Thu*c và bữa sáng cho bệnh nhân Vinh - người dương tính với nCoV cuối cùng.

Lúc dừng công việc chăm sóc bệnh nhân buổi sáng thì đến giờ cơm trưa. Trong khi các đồng nghiệp chia nhau suất cơm, đôi đũa, cái thìa, chị Nhung lẳng lặng rửa tay rồi ngóng trông về phía cửa chính của phòng khám.

"Bụng dạ tôi kém lắm nên không ăn được cơm quán, phải đợi người nhà mang cơm tới", chị Nhung nói. Vì nhà nội ở gần khu vực phòng khám nên chị nhờ người nhà mang cơm ngày 2 lần vào bữa trưa và tối.

Kể từ ngày tham gia chống dịch, nếp sinh hoạt và thói quen ăn uống của chị Nhung bị thay đổi. Hàng sáng cứ 6h30 chị cùng các nhân viên khác dậy sớm, tất bật đưa đồ ăn sáng cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có diễn biến nặng hơn, chị báo cáo với bác sĩ điều trị thông qua điện thoại.

Sau đó chị tham gia tiệt trùng, khử khuẩn ở toàn bộ khu vực phòng khám 3 lần một ngày, lau chùi từng cái nắm cửa, labo rửa mặt, sàn nhà. Phòng khám ở sát mặt đường lớn nên rất bụi và có đông người. 5h30 chiều, chị mới kết thúc công việc.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Nhung trong trang phục bảo hộ trao đổi với bác sĩ điều trị qua điện thoại sáng 23/2 tại phòng khám khu vực Quang Hà. Ảnh: Giang Huy.

"Người nào xong việc sớm hơn sẽ được tắm trước. Sau đó lần lượt tới anh, chị em tắm, vệ sinh, ăn uống cho đến khoảng 10h30-11h tối thì đi ngủ. 5h sáng hôm sau lại dậy vệ sinh khu vực phòng khám", Nhung cho biết.

Chị không chỉ ngủ ít hơn, dậy sớm hơn, ăn uống thất thường hơn mà còn phải tranh thủ từng phút để ngủ cho trọn giấc. Toàn bộ khu vực phòng khám có chưa đầy 10 chiếc giường ngủ trong 3 căn phòng nhỏ bé chỉ 20 mét vuông, tức 4-5 người phải ngủ chung một giường. Chị và một số bác sĩ khác bàn nhau mang giường gấp vào kê. Một số người khác thì chọn ngủ ngồi, ngủ trên ghế ở phòng hành chính hoặc xếp các ghế đơn thành giường tạm để nằm trong những ngày phải thức đêm để chăm sóc bệnh nhân.

"Dịch bệnh không biết đến bao giờ kết thúc, nhưng chỉ cần mọi người còn đồng lòng thì dịch bệnh nào cũng sẽ bị đẩy lùi", chị Nhung nói.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/nu-dieu-duong-bi-di-ung-khau-trang-chong-dich-4054932.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY