là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra khi chẳng may rơi vào tình huống này. Nước ối giữ một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu có lượng nước ối quá ít mà người ta gọi là thiếu ối sẽ dễ dàng dẫn đến trẻ bị chèn ép dây rốn.
Nước ối đóng vai trò giữ cho em bé luôn được an toàn trong bụng mẹ bằng phương pháp bao bọc và che chắn xung quanh bào thai. ngoài ra, nước ối cũng có nhiều chức năng khác như:
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi thai trong giai đoạn đầu.
- Tạo ra một môi trường ấm áp ổn định cho bé.
- giúp bảo vệ thai nhi khỏi những chấn thương cơ học.
- Giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- giúp thai nhi phát triển và co duỗi dễ dàng hơn.
- Cho phép hệ tiêu hóa, hô hấp, cơ xương phát triển một cách bình thường.
Đây là hiện tượng xảy ra khi lượng nước ối ít hơn mức S*nh l* bình thường của người mẹ, khi chỉ số ối afi nằm ở lượng nhỏ hơn 5cm và màng ối nguyên vẹn. thiểu ối có thể tiềm ẩn nguy cơ như thiểu sản phổi, khoèo chi, chèn ép dây rốn,....
Khi lượng nước ối đo được qua siêu âm (chỉ số afi) nhỏ hơn 3cm thì được gọi là cạn ối.
Những thai quá ngày sinh thường là đối tượng dễ xuất hiện tình trạng thiếu ối. Thai nằm trong tử cung chậm phát triển, cũng có vài trường hợp xuất hiện sớm trong những tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn tiên lượng có thể xấu hơn, liên quan nhiều đến những bất thường của thai nhi.
Thiểu ối dễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt, vì thế việc phát hiện sớm các bất thường sẽ giúp ích cho quá trình điều trị tích cực hơn.
Những bà bầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ thường có nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai ch*t lưu cao. bên cạnh đó, các trường hợp thai thiếu nước ối trong thời kỳ này thường gặp phải các vấn đề về sự phát triển ở phổi.
Tình trạng thiếu ối có thể khiến thai nhi khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến ngôi thai bị ngược khi sinh. đặc biệt, dấu hiệu thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể gây ra nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và nhiễm trùng tử cung.
Thiếu ối trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thời gian vài tuần sau đó có khả năng gây ra sảy thai và thai ch*t lưu. đồng thời, việc này cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển và chức năng phổi sau này của thai nhi.
Tương tự như những tháng đầu thai kỳ, thiếu ối trong tam cá nguyệt thứ hai cũng gây nguy cơ sinh non rất cao.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các mẹ bầu bị thiếu ối có thể khiến ngôi thai bị ngược khi sinh do em bé không có đủ lượng nước ối cần thiết cho việc xoay trở đầu xuống dưới.
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ có thể nhẹ nhõm hơn phần nào vì phần lớn các trường hợp thiếu ối ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi sức khỏe của cả hai mẹ con chặt chẽ và có thể truyền nước để bổ sung dịch ối cho mẹ bầu.
Dưới đây là một vài lý do điển hình khiến cho mẹ bầu bị cạn nước ối như:
- nhau thai có vấn đề, vì thế chúng không thể cung cấp đủ lượng máu và chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi thì em bé sẽ giảm khả năng bài tiết nước tiểu.
- Do không phát hiện kịp thời trường hợp rỉ ối kéo dài.
- Mẹ bầu mắc cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, tiêu chảy,…
- Mẹ bầu khi mang thai những tháng cuối uống ít nước hoặc không bổ sung đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết trong quá trình mang thai.
- có vấn đề về hệ niệu ở thai nhi, làm cho cơ chế nuốt nước ối – đi tiểu không được duy trì như bình thường, làm cho quá trình tái tạo nước ối bị gián đoạn.
- thai già tháng, thai quá ngày khiến cho lượng nước ối bị hao hụt.
- Thai phụ mang song thai, đa thai hoặc sử dụng Thu*c tân dược với liều cao để trị bệnh cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu ối.
Nếu được chẩn đoán thiếu nước ối, các mẹ cần phải biết được phương pháp giúp làm tăng lượng ối. bên cạnh các biện pháp y tế được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn, chị em cũng có thể áp dụng một số cách giúp tăng nước ối cho bà bầu dưới đây:
Muốn cải thiện lượng nước ối khi mang thai hiệu quả thì việc đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước là điều vô cùng quan trọng. các chị em nên uống ít nhất 8 -10 ly nước, tương đương 2- 2,5 lít nước mỗi ngày. bên cạnh đó, mẹ bầu cần nhớ nên uống nước thường xuyên cả ngày và không nên chờ đến lúc khát mới uống, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
Ngoài việc uống nhiều nước, mẹ bầu có thể bổ sung dưỡng chất bằng các loại rau củ, trái cây có lượng nước lớn. một số loại rau củ có lượng nước cao là: cần tây, dưa chuột, rau diếp,.... còn trái cây thì nên chọn: cà chua, lê, dưa hấu,... các loại này đều giúp mẹ bầu tăng lượng nước ối hiệu quả.
Việc ăn uống điều độ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai là vô cùng cần thiết thông qua nước ối. Đặc biệt, những tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian bé thường xuyên nuốt và sẽ cảm nhận được vị của nước ối. Vì thế, chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ chất sẽ giúp vị giác của bé phát triển tốt hơn.
Một số loại đồ uống giúp lợi tiểu như trà râu ngô, cà phê,... có thể khiến mẹ bầu bị mất nước và gây ra nguy cơ thiếu nước ối cao. bên cạnh đó, tuyệt đối không được uống rượu bia bởi các loại đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của hệ thống thần kinh ở trẻ, làm cơ thể mẹ bầu bị mất nước nhiều hơn và làm cho lượng nước ối cũng bị giảm đi đáng kể.
Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, tốt nhất bạn nên nằm nghiêng về phía bên trái. vì ở tử thế này, máu sẽ lưu thông tốt hơn qua các mạch máu tử cung và tạo điều kiện để hệ thống tuần hoàn của thai nhi được chảy đều với tốc độ bình thường, từ đó giúp cải thiện phần nào lượng nước ối của mẹ bầu.
Các chị em bầu luôn được khuyên rằng nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là những mẹ bị thiếu nước ối. lý giải vấn đề này là do những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn trong tử cung và nhau thai. đây cũng là cách giúp tăng chỉ số chất lỏng trong bọc ối do thai nhi tiểu ra. do đó, bà bầu nên tập luyện mỗi ngày ít nhất 30-45 phút với những bài tập nhẹ nhàng như: bơi lội, đi bộ,... để giúp cải thiện lượng nước ối tốt hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp giải đáp thắc mắc để không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và quá trình sinh nở của người mẹ. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào không ổn trong suốt thai kỳ, chị em nên đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn sớm.
Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nuoc-oi-it-phai-lam-sao-de-khong-anh-huong-den-suc-khoe-thai-nhi-390485.html
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nuoc-oi-it-phai-lam-sao-de-khong-anh-huong-den-suc-khoe-thai-nhi-390485.html
Chủ đề liên quan:
ảnh hưởng ảnh hưởng đến sức khỏe làm sao nước ối nước ối có tác dụng gì nước ối ít nước ối ít phải làm sao nước ối như thế nào phải làm sao sức khỏe thai nhi thiếu nước ối phải làm sao