12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nước rửa rau quả: Sạch chất độc thì cũng làm mất dinh dưỡng

(SKGĐ) Trước những thông tin rau, củ, quả được “tắm” thuốc sâu, nhiều bà nội trợ đã lựa chọn nước rửa rau quả để gửi niềm tin. Nhưng chuyên gia lại khuyên bạn nên đi tìm nguồn nước sạch hơn là nương vào nước rửa rau quả.

Mới đây, tại cuộc họp giao ban tháng về an toàn vật tư nông nghiệp và thực phẩm do Bộ NN&PTNT tổ chức, đại diện Cục Bảo vệ thực phẩm (BVTP) cho biết, hiện nay chất lượng hàng nông sản nước ta đang ở mức báo động, nhiều sản phẩm phát hiện nhiễm hóa chất vượt ngưỡng cho phép. Những loại thực phẩm vẫn được cho là an toàn như rau ngót, mướp đắng, bí đao, chuối, xoài, cam lại có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. Chính vì thế nước rửa rau quả càng trở nên đắt hàng. Trên nhiều website của các hãng kinh doanh mặt hàng này, nước rửa rau quả được quảng cáo như một loại nước hoàn hảo có thể khử độc hoàn toàn chất độc, diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán… Thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium,..

Mặc dù hiện chưa có cơ quan nào công về chất lượng và khả năng khử độc của những loại nước rửa này nhưng nhiều người vẫn lựa chọn để dùng với mong muốn thực phẩm an toàn hơn. Chị Nguyễn Thị Hà, Dương Quảng Hàm, Tp.HCM cho biết: “Thấy quảng cáo nước rửa rau quả có thể khử được thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản trong thực phẩm nên tôi cũng thường xuyên mua về ngâm rửa. Cũng không tin là có thể khử được hết chất độc nhưng có còn hơn không, loại được ít chất độc nào thì hay chút ấy chứ đâu đâu cũng nghe rau nhiễm độc, nhiễm thuốc mà thấy sợ quá”.

Cũng với tâm lý trên, chị Nguyễn Hoàng Hạnh, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội cho biết, trước đây mình không dùng nước rửa rau quả. Nhưng sau khi nghe tin nhiều loại rau quả nhiễm chất bảo vệ thực vật thì mình mua về dùng, an toàn được chút nào hay chút đó.

Không loại hết được chất độc

Theo PGS.TS Thịnh, các loại nước rửa rau quả chỉ khử được một lượng nhỏ vi sinh vật bám ở bề ngoài và không thể phân hủy được hoàn toàn thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bám sâu bên trong. Ông nhấn mạnh: “Hầu hết thuốc bảo vệ thực vật đều khó có khả năng bị phân hủy, bị hòa tan, nếu muốn xử lý hết thì phải xử lý rất mạnh và phải hàng giờ đồng hồ, như vậy rau quả sẽ không còn chất gì nữa”. Theo nguyên lý, các loại thuốc bám trên bề mặt rau quả mới tan và bị rửa trôi trong một số dung môi hữu cơ còn khi thuốc đã ngấm vào trong tế bào rau quả sẽ tạo nên một liên kết bền vững thì không có phương pháp nào loại bỏ được triệt để (kể cả phương pháp chiếu xạ).

PSG.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng khẳng định: Đấy là chưa kể, hiện thuốc bảo vệ thực vật có tới hàng trăm hoạt chất với hàng nghìn tên thương mại, mỗi loại có tính chất riêng, vì thế có thể với một vài hoạt chất có trong nước rửa khử được độc ở ở rau quả này nhưng lại không thể rửa được ở rau quả khác”.

Bản thân chất rửa cũng độc

Dòng sản phẩm rửa rau quả trên thế giới hiện nay đã phát triển rất mạnh. Một số sản phẩm dùng nguồn nguyên liệu tự nhiên. Một số dùng chất hóa học hoạt động bề mặt như sodium clorua sulfat. Chưa có công trình nghiên cứu rõ ràng của chất này với sức khỏe nhưng nhiều người nghi ngại sodium clorua sulfat sẽ gây độc. Như vậy dùng nước rửa rau quả có thành phần này để rửa được phần nào hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật thì lại nhận về một hóa chất khác. Chính vì thế một số sản phẩm nước rửa rau quả hiện nay đã loại bỏ thành phần này nên người tiêu dùng cần lưu ý khi chọn mua.

PGS.TS Thịnh cũng cho biết, hiện nay trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm cùng loại dùng để khử chất độc như thuốc tím hay máy khử độc Ozone. Tuy nhiên, bản thân khí ozone cũng là một chất độc, nếu sục khí này chỉ ở một chừng mực cho phép thì an toàn, nếu lạm dụng, sục khí ozone quá mạnh thì khí này sẽ chuyển hóa thành một chất độc khác, gây hại cho người. Còn với thuốc tím, khi pha loãng ra sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa khử và chỉ có tác dụng diệt được phần nào đó vi khuẩn và trứng giun sán.

Nước sạch an toàn hơn

Trước những nghi ngại trên, không ít người tự hỏi vậy phải làm gì mới an toàn? Theo tiến sỹ Thịnh thì: “Với nông sản, muốn an toàn thì nên rửa bằng nước thật sự sạch, loại nước mà như ở nhiều nước châu Âu đang dùng. Nước này đã được xử lý sạch nên có thể uống được luôn mà không cần phải đun sôi. Hoặc nên dùng nước từ nguồn suối tự nhiên tinh khiết như ở nhiều vùng sâu, vùng xa ở nước ta mà bà con dùng để sinh hoạt. Rửa rau quả bằng những nước đó, rau vừa sạch mà lại không mất chất. Còn với những sản phẩm như nước rửa, máy sục khí ozone… thì không nên tin hoàn toàn”. Khi rửa rau quả, bạn nên rửa dưới vòi nước chảy.

Anh Chiến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nuoc-rua-rau-qua-sach-chat-doc-thi-cung-lam-mat-dinh-duong-3026/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY