Bệnh nhân Hoàng Văn Đ (33 tuổi, Quỳ Hợp, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau nhiều ở vùng thượng vị, đau nhói liên tục tăng dần và buồn nôn.
Qua thăm khám, bệnh nhân có tình trạng bụng chướng, ấn đau toàn ổ bụng, phản ứng thành bụng ( ), cảm ứng phúc mạc ( ). Xét nghiệm máu có tình trạng bạch cầu tăng cao. Siêu âm phát hiện dịch ổ bụng, vùng thượng vị lệch trái có khối tổn thương kích thước với đường kính 45. 95mm, bên trong có dịch lợn cợn và hình ảnh nghi ngờ dị vật. Bệnh nhân sau đó được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Các bác sỹ đã tiến hành mở bụng, phát hiện tổn thương là khối viêm nằm ở thượng vị, biệt lập với đường tiêu hóa, được mạc nối bọc lại, ổ bụng có nhiều dịch đục và giả mạc. Bệnh nhân được tiến hành cắt bỏ khối viêm, lau rửa sạch ổ bụng, đặt dẫn lưu. Các bác sỹ mở khối viêm, nhận thấy bên trong có nhiều dịch mủ thối và dị vật là que tăm tre cứng, 2 đầu nhọn sắc. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân ổn định, đỡ đau, hết sốt, vận động đi lại được và dự kiến xuất viện trong ít ngày tới.
Anh Đ chia sẻ, cách đây một tuần, ăn cơm xong đã bẻ cành cây làm tăm xỉa răng. Trong lúc ngủ quên không may anh đã nuốt cây tăm vào bụng.
Các bác sỹ khuyến cáo, người không may nuốt tăm thường xảy ra nguy cơ bị tăm đâm xuyên thủng ống tiêu hóa, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí Tu vong nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Nếu lỡ nuốt phải tăm, người dân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, nội soi đường tiêu hóa lấy tăm ra càng sớm càng tốt hoặc được phẫu thuật khi có chỉ định.