Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Ở nhà mùa dịch, Hhen Niê “tham vọng” trở thành food blogger: giới thiệu loạt đặc sản dân dã, có cả những món khiến nhiều người “sợ xanh mặt”

Mỗi ngày, Hhen Niê đều cập nhật story Instagram, giới thiệu đủ món ăn dân dã tới người xem.

Hơn nửa tháng nay, H’hen Niê tạm ngừng hoạt động ở Sài Gòn, trở về quê nhà Đắk Lắk nghỉ ngơi. Về nhà, H’hen Niê trở thành “gái bản”, mỗi ngày đều làm đủ mọi việc nhà giúp bố mẹ, đồng thời cũng thường xuyên cập nhật Instagram story về các sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, H’hen Niê hay chia sẻ hình ảnh của những bữa cơm, món đặc sản ở quê nhà cô, toàn là những món ăn dân dã, bình dị. Bên cạnh đó cũng có một số món lại khiến hết hồn, vì nguyên liệu độc lạ để làm ra chúng.

H’hen Niê cũng tự nhận vì có quá nhiều thời gian rảnh nên mới đăng nhiều clip và cập nhật MXH liên tục như vậy. Liên tục nấu nướng và chia sẻ các món ăn thế này, liệu cô nàng có đang muốn trở thành food blogger luôn không ta?

Vài ngày trước, H’hen Niê giới thiệu mâm cơm đãi khách thịnh soạn của gia đình gồm gà ta luộc, khổ qua rừng, canh rau rừng, cá khô giã...

Vì ở nhà ăn uống thả ga, lại toàn là món H’hen Niê thích nên nàng hậu đang chuẩn bị “đón bé Mỡ” rồi đây!

Một mâm cơm thường ngày khác của gia đình H’hen Niê có rau rừng, cá khô và món cà đắng dầm ớt - đặc sản Đắk Lắk khó mua ở đâu khác

Ngoài những món rau củ rừng, H’hen Niê còn giới thiệu hai đặc sản làm từ côn trùng khiến nhiều người không khỏi mắt tròn mắt dẹt là dế và nhộng sâu muồng

Cụ thể, đó là món dế nướng giã tỏi ớt với lá hla knung (tiếng địa phương). H’hen Niê khẳng định là nồi cơm cũng hết bay với món này!

Một lần khác khi được fan hỏi món gì ở Đắk Lắk ngon nhất, H’hen đã kể tên món nhộng sâu muồng, thường chỉ xuất hiện 1 lần mỗi năm. Tuy là món “thơm thơm, béo béo” H’hen Niê ưa thích, nhưng với những người sợ sâu thì khá đáng sợ…

Không chỉ chia sẻ các món ăn, H’hen Niê còn quay vlog hướng dẫn làm các món đơn giản mà cô biết. Đang “nhăm nhe” gia nhập “vũ trụ vlogger” luôn rồi đây này!

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.

Hãy "ở yên" khi Tổ Quốc cần. Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, đang ở chỗ nào thì hãy ở yên chỗ đấy. Còn tôi, tôi ở nhà! Vì ở nhà lúc này, đã là hành động cho thấy ý thức bảo vệ bản thân, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.

Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/o-nha-mua-dich-hhen-nie-tham-vong-tro-thanh-food-blogger-gioi-thieu-loat-dac-san-dan-da-co-ca-nhung-mon-khien-nhieu-nguoi-so-xanh-mat-20200326130319752.chn)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào mangyte, Tôi vừa bị đột quỵ tháng trước, đã được điều trị tạm ổn tại bệnh viện rồi. Bác sĩ dặn về nhà cần tập vật lý trị liệu tiếp. Nhưng tôi làm công việc kinh doanh, rất bận rộn nên không thể tập VLTL trong giờ hành chính được. Nhờ mangyte giới thiệu giúp tôi có thể tập VLTL ngoài giờ ở đâu uy tín, giá cả thế nào? Nếu mời kỹ thuật viên đến tập tại nhà có được không? Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Đức Cường – Q. Tân Phú, TPHCM)
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY