12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Ô nhiễm không khí có làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi?

Ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Ô nhiễm không khí cũng tương đương với việc hút thuốc lá, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư phổi.

Hà Nội và các tỉnh khi vực Bắc Bộ đang trải qua những ngày chất lượng không khí rất kém do tác động của khói, bụi và ảnh hưởng của thời tiết. Việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm vẫn là một yếu tố nguy cơ chính phát triển các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là ung thư phổi.

Mức độ ô nhiễm không khí có thể khiến một người khỏe mạnh gặp rủi ro rất lớn về sức khỏe phổi. Mọi người cần thực hiện các biện pháp để hạn chế những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

Các chuyên gia y tế cho biết, ung thư phổi là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất trên thế giới và phần lớn là do hút thuốc lá. Nhưng ngay cả khi không có thói quen hút thuốc, chất lượng không khí kém hiện nay cũng tương đương với việc hít khói thuốc mỗi ngày. Vì vậy, các nguyên nhân từ môi trường gây ung thư, bao gồm cả ô nhiễm không khí, cũng trở thành một mối quan tâm lớn.

Mức độ ô nhiễm không khí cao kích thích sự phát triển của các bệnh về hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và viêm phế quản cấp tính. COPD là thuật ngữ chung để chỉ một nhóm các tình trạng làm tổn thương các mô trong phổi và đường thở và những tổn thương này ảnh hưởng đến luồng không khí vào và ra khỏi phổi, gây khó thở.

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm và có khả năng gây chết người, ảnh hưởng đến khả năng thở của một người. Với chất lượng không khí bị tổn hại cả trong nhà và ngoài trời, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú vì hệ miễn dịch của họ rất mỏng manh.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.


Trong trường hợp một người bị thở khò khè kéo dài kèm theo khó thở và cảm thấy ho dai dẳng, đau ngực, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức để đưa ra chẩn đoán chính xác và xem xét tình trạng bệnh kịp thời.

Một số biện pháp hạn chế tác hại ô nhiễm không khí

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, vì vậy thực hiện một số bước và thực hiện một số thay đổi lối sống sẽ hữu ích để có một sức khỏe tốt hơn.

- Giảm ô nhiễm trong nhà bằng cách hạn chế thắp nhang trong phòng kín, lau chùi và vệ sinh nhà cửa thường xuyên, hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa có mùi hương mạnh.

- Từ bỏ hút thuốc

- Mang khẩu trang cấp N95 khi bước ra ngoài trời

- Chọn chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ thống miễn dịch

- Giữ sạch đường mũi bằng hơi nước và tập thở đều đặn

- Kiểm tra chất lượng không khí trước khi bước ra ngoài và chỉ khi cần thiết

Trên hết, đại dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều thách thức hơn cho bệnh nhân ung thư phổi vì họ đã bị tổn hại hệ miễn dịch. Coronavirus chủ yếu tấn công phổi và các đường hô hấp. Vì vậy, bất cứ điều gì gây hại cho phổi đều có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nếu bạn bị nhiễm phải.

Bởi vậy, trong những ngày Hà Nội đang ô nhiễm không khí khá nguy hiểm, tốt nhất là nên ở nhà và hạn chế ra ngoài nếu không có việc cần thiết. Khi ra ngoài chú ý đeo khẩu trang cẩn thận.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/o-nhiem-khong-khi-co-lam-tang-nguy-co-mac-ung-thu-phoi-29907/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY