Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Ợ nóng có nguy hiểm?

Ợ nóng là cảm giác bỏng rát trong lồng ngực, ngay sau xương ức và có cảm giác đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống.
ợ nóng là cảm giác bỏng rát trong lồng ngực, ngay sau xương ức và có cảm giác đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống. Hầu hết triệu chứng này có thể khống chế được bằng việc thay đổi lối sống và dùng một số Thu*c không kê đơn… Tuy nhiên nếu ợ nóng thường xuyên báo hiệu một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn đòi hỏi người bệnh cần đi khám để được điều trị thích hợp.

Các Thu*c thường dùng trị chứng ợ nóng bao gồm: Thu*c kháng acid (maalox, mylanta, gelusil… ) có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị của dạ dày, nhanh chóng làm giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh, nhưng chỉ là Thu*c điều trị triệu chứng, cắt cơn đau; Thu*c giảm sản xuất acid (cimetidin, famotidin, nizatidin, hoặc ranitidin…) có tác dụng ngăn cản bài tiết dịch vị do bất kỳ nguyên nhân nào làm tăng tiết histamin tại dạ dày. Thu*c làm giảm triệu chứng không nhanh như các Thu*c kháng acid nhưng lại kéo dài hơn so với các Thu*c kháng acid; các Thu*c ức chế bơm proton (lansoprazol, omeprazol…).

Ngoài ra có thể khắc phục chứng ợ nóng bằng việc thay đổi lối sống như duy trì một trọng lượng cân đối, hợp lý (trọng lượng dư thừa gây áp lực lên bụng của bạn, thúc đẩy dạ dày và gây ra acid để trào lên thực quản). Ở người thừa cân hoặc béo phì, cần có kế hoạch giảm cân; mặc quần áo phù hợp (tránh bám chặt quanh eo gây áp lực lên bụng và cơ vòng thực quản dưới); tránh những đồ ăn, uống kích hoạt ợ nóng (thức ăn béo hoặc chiên, rượu, chocolate, bạc hà, tỏi, hành tây, và cà phê có thể làm cho chứng ợ nóng tồi tệ hơn; tránh ăn quá nhiều một lúc bằng cách chia thành các bữa nhỏ, không nằm ngay sau khi ăn; nên gối đầu cao khi nằm ngủ; không hút Thu*c (hút Thu*c làm giảm khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản dưới)…

Ngoài ra, lo lắng và căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ nóng. Vì vậy, cần thư giãn, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đi xe đạp, nghe nhạc, massage… để tránh yếu tố làm trầm trọng thêm bệnh.

DS. Hoàng Thu Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/o-nong-co-nguy-hiem-n133616.html)

Chủ đề liên quan:

dạ dày lồng ngực ợ nóng tiêu hóa

Tin cùng nội dung

  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY