Ông Bourla cho biết, vaccine cũng sẽ nhắm mục tiêu vào các biến thể khác đang lưu hành trên thế giới. Ông cho biết vẫn chưa rõ liệu có cần thiết phải tiêm vaccine Omicron hay không hoặc sử dụng như thế nào, nhưng Pfizer sẽ chuẩn bị sẵn một số liều lượng vì một số quốc gia muốn vaccine này càng sớm càng tốt.
“Hy vọng là chúng ta sẽ đạt được điều gì đó có cách bảo vệ tốt hơn, đặc biệt là chống lại sự lây nhiễm, bởi vì các loại vaccine hiện nay cùng với mũi tăng cường vẫn bảo vệ chống lại các trường hợp nhập viện và bệnh nặng” Bourla nói.
Biến thể Omicron vẫn đang lây lan nhanh chóng ở nhiều quốc gia. |
Dữ liệu thực tế từ Vương quốc Anh đã chỉ ra rằng vaccine Pfizer và Moderna chỉ có hiệu quả khoảng 10% trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh có triệu chứng do Omicron 20 tuần sau liều thứ hai. Tuy nhiên, hai liều ban đầu vẫn bảo vệ tốt khỏi bệnh nặng, theo nghiên cứu từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh.
Theo nghiên cứu, các mũi tiêm nhắc lại có hiệu quả lên đến 75% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng có triệu chứng.
Cố vấn y tế chính của chính phur Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết vào tháng 12 rằng không cần phải tiêm mũi vaccine tăng cường nhắm mục tiêu cụ thể vào biến thể Omicron, bởi vì các mũi tiêm thứ ba hiện tại hoạt động tốt để chống lại biến thể mới này.
Trong khi đó, giám đốc điều hành của Moderna, Stephane Bancel, hôm 10 tháng 1 cũng đã nói rằng công ty đang làm việc để phát triển mũi vaccine tăng cường nhằm vào biến thể Omicron cho mùa thu tới và nó sẽ sớm đi vào thử nghiệm lâm sàng. Bancel cho biết nhu cầu từ các chính phủ là rất cao khi họ chuẩn bị chương trình tiêm chủng thường xuyên hàng năm chống lại COVID-19.
Bourla cho biết không rõ liệu có cần tiêm liều thứ tư hay không. Ông cho biết Pfizer sẽ tiến hành các thí nghiệm để xác định xem có cần thiết phải sử dụng liều lượng khác hay không.
Israel là quốc gia đầu tiên thực hiện tiêm liều vaccine thứ tư của Pfizer- BioNTech dành cho những người trên 60 tuổi, những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại và nhân viên chăm sóc sức khỏe. Israel phát hiện ra rằng liều thứ tư của vaccine làm tăng lượng kháng thể bảo vệ chống lại virus lên gấp 5 lần sau khi tiêm một tuần.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 6 tháng 1 cảnh báo việc phân phối vaccine không đồng đều trên toàn cầu đã góp phần làm xuất hiện các biến thể COVID mới, chẳng hạn như Omicron, đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Pfizer cho biết vaccine ngừa Omicron sẽ sẵn sàng vào tháng 3 tới. |
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Sự bất bình đẳng về vaccine là kẻ giết người và việc làm, và nó làm suy yếu sự phục hồi kinh tế toàn cầu”.
Ông Tedros cho biết các nhà lãnh đạo thế giới không có khả năng hợp tác cùng nhau để tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ở các quốc gia nghèo hơn với hệ thống y tế kém phát triển là một trong những thất bại lớn nhất của năm 2021.
Tỷ lệ bao phủ vaccine thấp ở nhiều quốc gia là yếu tố chính dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể như Delta và Omicron. Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào cuối năm 2020 trong khi Omicron lần đầu tiên được các quan chức y tế ở miền nam châu Phi tìm thấy vào tháng 11.
WHO đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số ở mọi quốc gia trên thế giới vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, 92 quốc gia đã không đạt được điều đó mặc dù đã phân phối đến 9 tỷ mũi vaccineêm trên toàn thế giới.
WHO đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số ở mọi quốc gia trên thế giới vào giữa năm nay.
Xem thêm:
Phụ nữ nếu có những dấu hiệu này sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác, cần nhận biết sớm để phòng hậu họa
Chủ đề liên quan: