Tin y tế hôm nay

Tin y tế

PGS Nguyễn Lân Hiếu: 8 dấu hiệu F0 gặp nguy hiểm cần được cấp cứu

(Tổ Quốc) - Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, số ca nhiễm SARS-CoV-2 vẫn ở mức cao, Bộ Y tế đã có chỉ đạo thí điểm điều trị F0 tại nhà ở những địa phương có số ca bệnh cao.

Theo PGS Nguyễn Lân Hiếu, giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, ở giai đoạn chống dịch xâm nhập, giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng (mục tiêu chính) và phát hiện sớm và điều trị kịp thời các ca bệnh diễn biến nặng, việc cách ly điều trị toàn bộ F0 đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn dịch đã lây lan mạnh trong cộng đồng. Lúc này, vai trò giảm lây nhiễm vẫn cần nhưng trở nên không còn quá thiết yếu. Áp dụng cách ly điều trị toàn bộ F0 sẽ gây nên quá tải hệ thống y tế, giảm khả năng phát hiện sớm, can thiệp sớm các trường hợp diễn biến nặng. Lúc này, quản lý F0 tại nhà sẽ phát huy hiệu quả hơn.

Điều trị F0 tại nhà sẽ giảm được quá tải bệnh viện, nhanh phục hồi, giảm nguy cơ Tu vong - Ảnh minh họa tại BV Dã Chiến điều trị cho BN Covid-19.

PGS Hiếu đã đưa ra hướng dẫn F0 tạm thời tại nhà, cụ thể như sau: Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp và lực lượng y tế. Trong đó, lực lượng y tế đảm nhận 4 vài trò:

1, Xác định các F0 có nguy cơ thấp;

2, Theo dõi và hướng dẫn chăm sóc/tự chăm sóc F0 tại nhà;

3, Can thiệp kịp thời khi có diễn biến xấu về sức khỏe F0 trong lúc chờ đưa đi bệnh viện;

4, Xác định các F0 đã khỏi bệnh.

Tiêu chí F0 có nguy cơ thấp: Là những trường hợp không có dấu hiệu suy hô hấp (SpO2 >/=96%, nhịp thở<20l/p) và kèm theo tối thiểu 1 trong 2 điều kiện sau: Đã tiêm tối thiểu 1 mũi vắc xin >/= 14 ngày hoặc Đáp ứng đủ 4 yêu cầu sau: tuổi < 45, không có bệnh nền, đang không mang thai và không béo phì.

Theo dõi – hướng dẫn chăm sóc/tự chăm sóc F0 tại nhà: F0 bắt buộc phải có thiết bị đo SpO2 tại nhà. Nhân viên y tế cần phải lập danh sách F0 tại nhà để theo dõi: Sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2 và huyết áp (nếu có thể); Các triệu chứng: ho, rát họng, chảy mũi, đau người….Tần suất: tối thiểu 2 lần/ngày.

Hướng dẫn F0 tự chăm sóc/chăm sóc.

"Cần phải điều trị các triệu chứng: hạ sốt, bù nước và điện giải. Phát hiện sớm các diễn biến xấu để liên hệ đưa đi Bệnh viện kịp thời: SpO2; Ý thức; Rối loạn nhịp mạch, HA….", PGS. Hiếu lưu ý.

Phát hiện sớm dấu hiệu cần được cấp cứu:

Pgs. hiếu cho biết, trong quá trình quản lý f0 tại nhà cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng sau của bệnh nhân để đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm:

- Triệu chứng thần kinh: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả

- Hô hấp: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc nhịp thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 ≤ 94%.

- Chi: Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân

- Da xanh, môi nhợt, lạnh đầu chi

- toàn thân: bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà mình nghĩ rằng cần cấp cứu ngay

- Nhịp tim: > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút

- Huyết áp: HATT < 90 mmHg, HATTr < 60 mmHg.

- Đau ngực: Đau thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

    Việt Nam thí điểm điều trị F0 tại nhà với mô hình 3 tại chỗ

  • Bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 ARCT-154 được chuyển giao công nghệ của Mỹ

  • Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam: 2 đối tượng chống chỉ định với vắc xin Covid-19

Dấu hiệu cấp cứu ở trẻ em:

- Tím tái

- Ho hoặc khó thở, thở nhanh: nhịp thở ≥ 60 lần/phút ở trẻ < 2 tháng; ≥ 50 lần/phút ở trẻ từ 2 - 11 tháng; ≥ 40 lần/phút ở trẻ từ 1 - 5 tuổi

- toàn thân: bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà mình nghĩ rằng cần cấp cứu ngay

- Không thể uống, bú được.

- SpO2 ≤ 94%

- Thở rên, hoặc rút lõm lồng ngực

Pgs. nguyễn lân hiếu lưu ý, trong lúc chờ đưa f0 đi bệnh viện cần phải: cung cấp ôxy nếu có thể trong khi chờ để đưa bn đi bệnh viện; cân nhắc sử dụng steroid.

Bên cạnh đó, Giám đốc Bệnh viện Đại học y cũng đã đưa ra tiêu chí xác định các F0 khỏi bệnh:

Nhóm không có triệu chứng: tối thiểu 10 ngày kể từ ngày có XN dương tính đầu tiên 2 XN RT-PCR có CT >/= 30;

Nhóm có triệu chứng: tối thiểu 14 ngày (3 ngày cuối không có triệu chứng) 2 XN RT-PCR, có CT >/= 30.

Việt Nam thí điểm điều trị F0 tại nhà với mô hình 3 tại chỗ

Ngọc Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/pgs-nguyen-lan-hieu-8-dau-hieu-f0-gap-nguy-hiem-can-duoc-cap-cuu-82021148172657999.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY