Phác đồ điều trị bệnh lý da liễu hôm nay

Phác đồ điều trị bệnh da và niêm mạc do Candida (candidosis)

Bệnh thường xuất hiện ở những người có yếu tố nguy cơ như đái đường, chứng khô miệng, băng bịt, tăng tiết mồ hôi, sử dụng corticoid và kháng sinh phổ rộng và suy giảm miễn dịch, bao gồm nhiễm HIV/AIDS.

Nhận định chung

Từ thời Hippocrates, tác giả đã mô tả hình ảnh nhiễm Candida ở miệng (bệnh tưa miệng).

Năm 1847, nhà nấm học người Pháp, Charles Philippe Robin phân loại các loại nấm Oidium albicans và sử dụng từ albicans nghĩa là "trắng" để đặt tên cho loại nấm gây bệnh tưa miệng.

Năm 1954, từ Candida albicans chính thức được sử dụng.

Nấm Candida có thể gây bệnh ở các lứa tuổi khác nhau và ở cả hai giới. Bệnh thường xuất hiện ở những người có yếu tố nguy cơ như đái đường, chứng khô miệng, băng bịt, tăng tiết mồ hôi, sử dụng corticoid và kháng sinh phổ rộng và suy giảm miễn dịch, bao gồm nhiễm HIV/AIDS.

Chủ yếu do C. albicans. Đây là loài nấm men có hình bầu dục, kích thước 2 - 6 × 3 - 9 µm, có thể tạo ra tế bào nấm nảy chồi, giả sợi hoặc sợi thực sự.

Ngoài C. albicans, Candida bao gồm hơn 100 chủng khác, hầu hết trong số đó không phát triển và gây bệnh trên người. Các chủng khác của Candida, ví dụ C. tropicalis, C. dubliniensis, C. parapsilosis, C. guilliermondii, C. krusei, C. pseudotropicalis, C. lusitaniae, C. zeylanoides và C. glabrata (trước đây là Torulopsis glabrata) là nguyên nhân gây bệnh cho người, đặc biệt là trong các bệnh nhiễm trùng lan tỏa.

Phác đồ điều trị bệnh da và niêm mạc do Candida (candidosis)

Nguyên tắc chung

Xác định và loại bỏ các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng trong điều trị nấm Candida da/niêm mạc.

Dùng kháng sinh chống nấm.

Điều trị cụ thể

Nhiễm Candida da:

Tổn thương khu trú: Thu*c bôi gồm imidazol (bifonazol, clotrimazol, fenticonazol, isoconazol, ketoconazol, miconazol, omoconazol, oxiconazol, terconazol), allylamines (terbinafin) bôi 2 lần/ngày đến khi tổn thương khỏi.

Trường hợp tổn thương kéo dài, không đáp ứng với Thu*c bôi, có thể sử dụng một trong các Thu*c kháng sinh chống nấm sau:

Ketoconazol 200 mg/ngày, trong 7 ngày.

Fluconazol 150 mg/tuần, trong 4 tuần.

Itraconazol 200 mg x 2 lần/ngày, trong 4 tuần.

Posaconazol 800 mg/ngày, trong 3 tuần.

Voriconazol tiêm tĩnh mạch 4 mg/kg/12 giờ hoặc uống 100 - 200 mg/12 giờ.

Trong trường hợp Candida kháng Thu*c: sử dụng Thu*c chống nấm echinocandin (caspofungin, micafungin).

Nhiễm Candida niêm mạc:

Viêm miệng: nystatin dạng dung dịch, súc miệng 2 - 3 lần/ngày (khuyến cáo sau khi súc miệng nên nuốt Thu*c). Trong trường hợp nặng có thể dùng Thu*c đường uống như trên.

Viêm âm hộ/*m đ*o: Thu*c chống nấm nhóm azol dạng đặt hoặc dạng kem gồm butoconazol, clotrimazol, econazol lipogel, fenticonazol, ketoconazol, miconazol, omoconazol, oxiconazol và terconazol. Thu*c đặt tại chỗ: miconazol hoặc clotrimazol 200 mg, đặt *m đ*o 1 lần/tối trong 3 ngày; clotrimazol 500 mg, đặt *m đ*o liều duy nhất; econazol 150 mg, đặt *m đ*o 1 lần/tối trong 2 ngày. Có thể sử dụng Thu*c uống: fluconazol 150 mg, uống liều duy nhất; itraconazol 100 mg, uống 2 lần/ngày trong 3 ngày.

Viêm quy đầu: các Thu*c bôi và uống tương tự như nấm Candida da.

Nhiễm Candida quanh móng và móng:

Thu*c bôi: dung dịch amorolfin bôi 1 lần/tuần trong 6 tháng, ciclopiroxolamin 8% bôi 1 lần/ngày trong 3-6 tháng.

Thu*c đường toàn thân: itraconazol 200 mg/ngày trong 3 tháng, hoặc 200 mg/12 giờ trong 1 tuần của 1 tháng và lặp lại 2 tháng kế tiếp, hoặc fluconazol 150 - 300 mg/tuần trong 4 - 6 tuần, hoặc terbinafin 250 mg/ngày trong 3 tháng.

Nhiễm Candida da/niêm mạc mạn tính và u hạt:

Sử dụng Thu*c chống nấm toàn thân như nhiễm Candida quanh móng và móng.

Trong trường hợp đáp ứng kém hoặc kháng lại Thu*c chống nấm, điều trị amphotericin B tiêm tĩnh mạch 1 lần, cách nhau 3 ngày, liều ban đầu 0,1 mg (với tổn thương khu trú) và 0,7 mg/kg (tổn thương lan rộng và tiến triển). Khi tổn thương đáp ứng thì chuyển sang sử dụng các Thu*c như itraconazol 200 mg/12 giờ trong 4 tuần; hoặc fluconazol 150-300 mg/tuần trong 4 tuần; hoặc voriconazol tiêm tĩnh mạch 4 mg/kg/12 giờ, posaconazol 800 mg/ngày. Nếu nấm Candida kháng Thu*c có thể sử dụng với liều 70 mg/ngày đầu tiên, tiếp đến 50 mg/ngày trong 30 ngày.

Lưu ý: các Thu*c kháng sinh dùng đường uống có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt đối với gan, thận vì vậy cần xét nghiệm trước khi điều trị để có chỉ định đúng.

Tiến triển và tiên lượng

Nấm Candida có thể tiến tiển mạn tính, gây chàm hóa và bội nhiễm vi khuẩn.

Một số trường hợp có thể viêm hầu họng, gây lây truyền cho bạn tình.

Tổn thương móng gây viêm mủ, mất móng.

Trong các trường hợp nặng hoặc suy giảm miễn dịch, nấm có thể xâm nhập sâu và có thể gây nhiễm nấm phổi, huyết.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phac-do-dieu-tri-benh-da-va-niem-mac-do-candida-candidosis-47469.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY