Phác đồ điều trị bệnh lý răng hàm mặt hôm nay

Phác đồ điều trị mất răng từng phần

Làm phục hình răng phục hồi lại các phần răng mất để thiết lập lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Khác nhau tùy theo phương pháp phục hình mất răng.

Nhận định chung

Mất răng từng phần là tình trạng mất một hoặc nhiều răng trên một hoặc cả hai cung hàm.

Sâu răng.

Các tổn thương khác gây mất mô cứng của răng.

Viêm quanh răng.

Chấn thương.

Thiếu răng bẩm sinh.

Răng bị nhổ do có bệnh lý lên quan đến răng như u, nang xương hàm.

Phác đồ điều trị mất răng từng phần

Nguyên tắc điều trị

Làm phục hình răng phục hồi lại các răng mất để thiết lập lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Khác nhau tùy theo phương pháp phục hình mất răng.

Điều trị cụ thể

Điều trị tiền phục hình

Lấy cao răng.

Hàn các răng sâu.

Hàn phục hồi các tổn thương mất mô cứng của răng nếu có.

Mài chỉnh những răng có độ lẹm quá lớn theo khảo sát trên song song kế.

Nhổ các chân răng còn sót lại.

Bấm gai xương ở sống hàm.

Điều trị các trường hợp phanh môi, má bám thấp.

Làm sâu ngách tiền đình trong một số trường hợp ngách tiền đình nông.

Phục hình răng bằng hàm giả tháo lắp

Có 3 loại Hàm khung kim loại, hàm nhựa thường, hàm nhựa dẻo.

Hàm giả nền nhựa:

Chỉ định: Tất cả các trường hợp mất răng từng phần.

Chống chỉ định: Bệnh nhân dị ứng với nhựa nền hàm.

Các bước:

+ Lấy dấu 2 hàm và đổ mẫu.

+ Làm nền tạm, gối sáp.

+ Thử cắn và ghi tương quan 2 hàm.

+ Lên răng.

+ Thử răng.

+ Ép nhựa và hoàn thiện hàm (tại Labo).

+ Lắp hàm.

+ Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng và bảo quản hàm giả.

Hàm khung kim loại:

Chỉ định: Tất cả các trường hợp mất răng từng phần.

Chống chỉ định: Các răng mang móc không đủ vững chắc để làm tựa cho hàm giả.

Các bước:

+ Lấy dấu hai hàm và đổ mẫu nghiên cứu.

+ Khảo sát mẫu hàm, xác định răng đặt móc, hướng lắp và khung sơ khảo trên song song kế.

+ Sửa soạn răng đặt móc và mài chỉnh tạo hướng lắp cho hàm khung nếu cần.

+ Lấy dẫu và đổ mẫu làm việc.

+ So mầu và chọn mầu răng.

+ Thiết kế hàm khung trên mẫu thạch cao.

+ Đúc hàm khung bằng hợp kim.

+ Thử khung trên miệng bệnh nhân.

+ Đo tương quan hai hàm.

+ Lên răng trên hàm khung.

+ Thử răng trên miệng bệnh nhân.

+ Ép nhựa.

+ Lắp hàm.

+ Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng hàm giả.

Phục hình bằng cầu răng

Chỉ định: Tất cả các trường hợp mất răng từng phần còn giới hạn hai phía.

Chống chỉ định:

+ Không còn đủ răng giới hạn 2 phía vùng mất răng.

+ Các trụ cầu không đủ độ vững chắc.

+ Khoảng mất răng quá dài.

+ Răng trụ không đủ lực gánh nhịp cầu.

Các bước:

+ Sửa soạn các răng trụ mang cầu.

+ Lấy dấu và đổ mẫu.

+ So mầu răng.

+ Đúc sườn kim loại và nướng sứ.

+ Gắn cầu răng trên miệng.

Phục hình răng bằng Implant

Chỉ định: Tất cả các trường hợp mất răng từng phần.

Chống chỉ định:

+ Thiếu xương hàm vùng mất răng.

+ Các bệnh toàn thân không cho phép.

+ Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

Các bước:

+ Sát khuẩn.

+ Vô cảm.

+ Bộc lộ xương hàm vùng cấy ghép.

+ Bơm rửa.

+ Đặt Implant.

+ Đặt mũ phủ Implant hoặc trụ liền thương.

+ Khâu đóng niêm mạc.

Hàm toàn bộ phủ:

Chỉ định: Mất răng loại Kennedy V và VI.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phac-do-dieu-tri-mat-rang-tung-phan-47337.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY