Phác đồ điều trị bệnh lý nhi khoa hôm nay

Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Điều trị những trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện mất nước. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường phòng mất nước. Cách cho uống như sau: Số lượng uống: Cho trẻ uống nước sau mỗi lần đi ngoài.

Nhận định chung

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước ≥ 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp: Là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng tại ruột

Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe doạ Tu vong ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra Adenovirus, Norwalkvirus ... cũng gây bệnh tiêu chảy.

Vi khuẩn

E.coli: Bao gồm các loại ETEC (E.coli sinh độc tố), EPEC (E.coli gây bệnh), EHEC (E.coli gây chảy máu), EIEC (E.coli xâm nhập), EAEC (E.coli bám dính).

Shigella: Lỵ trực trùng.

Tả: Thường gây những vụ dịch.

Các vi khuẩn khác: Campylobacter Jejuni, Salmonella ...

Ký sinh trùng

Giardia, Cryptosporodia, amip.

Nhiễm trùng ngoài ruột

Nhiễm khuẩn hô hấp.

Nhiễm khuẩn đường tiểu.

Viêm màng não.

Tiêu chảy do Thu*c: Liên quan đến việc sử dụng một số loại Thu*c như kháng sinh, Thu*c nhuận tràng…

Tiêu chảy do dị ứng thức ăn: Dị ứng protein sữa bò, sữa đậu nành hoặc một số loại thức ăn khác: lạc, trứng, tôm, cá biển…

Tiêu chảy do các nguyên nhân hiếm gặp khác

Rối loạn quá trình tiêu hóa, hấp thu.

Viêm ruột do hóa trị hoặc xạ trị.

Các bệnh lý ngoại khoa: lồng ruột, viêm ruột thừa cấp.

Thiếu vitamin.

Uống kim loại nặng.

Các yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy

Tuổi: 80% trẻ bị tiêu chảy < 2 tuổi, lứa tuổi cao nhất từ 6-18 tháng.

Trẻ mắc một số bệnh gây giảm miễn dịch: SDD, sau sởi, HIV/AIDS...

Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp

Cho trẻ bú chai hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ trong 4 - 6 tháng đầu.

Cai sữa quá sớm.

Thức ăn bị ô nhiễm.

Nước uống bị ô nhiễm hoặc không đun chín.

Không rửa tay trước khi ăn.

Mùa

Mùa hè các bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn cao, mùa đông tiêu chảy thường do Rotavirus.

Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Điều trị cần thiết - Bù nước và điện giải Phác đồ A:

Điều trị những trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện mất nước. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường phòng mất nước. Cách cho uống như sau: Số lượng uống: Cho trẻ uống nước sau mỗi lần đi ngoài với số lượng nước như sau:

Tuổi < 24 tháng:

Lượng ORS cho uống sau mỗi lần đi ngoài 50 - 100 ml.

Lượng ORS cần cung cấp để dùng tại nhà 500ml/ngày.

Tuổi 2- 10 tuổi:

Lượng ORS cho uống sau mỗi lần đi ngoài 100-200 ml.

Lượng ORS cần cung cấp để dùng tại nhà 1000ml/ngày.

10 tuổi trở lên uống cho đến khi hết khát 2000 ml/ngày

Các loại dịch dùng trong tiêu chảy:

Dung dịch ORESOL (ORS) áp lực thẩm thấu thấp là tốt nhất.

Cách cho uống:

Trẻ < 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn cho uống từng ngụm một bằng cốc hoặc bằng bát.

Trẻ bị nôn, dừng lại đợi 5 - 10 phút sau lại tiếp tục cho uống.

Cần động viên người mẹ chịu khó cho con uống, vì chỉ có cho uống mới tránh được hậu quả nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy.

Điều trị cần thiết - Bù nước và điện giải Phác đồ B:

Điều trị các trường hợp mất nước vừa và nhẹ, cho bệnh nhi uống ORS dựa theo cân nặng hay tuổi (nếu không cân được). Lượng ORS cho uống trong 4 giờ đầu (ml).

Nếu biết cân nặng có thể tính lượng dịch cần bù bằng công thức:

Số lượng nước (ml) uống trong 4 giờ = Cân nặng bệnh nhi x 75 ml.

Cách cho uống:

Trẻ nhỏ 2 tuổi thì cho uống từng thìa, cứ 1- 2 phút cho uống 1 thìa, đối với trẻ lớn cho uống từng ngụm bằng chén.

Nếu trẻ nôn cho ngừng uống 10 phút sau đó cho uống chậm hơn.

Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước; nếu hết triệu chứng mất nước chuyển sang phác đồ A, trẻ còn dấu hiệu mất nước vừa và nhẹ thì tiếp tục theo phác đồ B.

Nếu nặng lên thì chuyển sang phác đồ C

Điều trị cần thiết - Bù nước và điện giải Phác đồ C:

Áp dụng trong những trường hợp mất nước nặng.

Truyền tĩnh mạch ngay 100ml/kg dung dịch Ringe Lactate (hoặc dung dịch muối S*nh l*) chia số lượng và thời gian như sau:

Tuổi < 12 tháng:

Lúc đầu 30ml/kg trong 1 giờ. Sau đó 70ml/kg trong 5 giờ.

Bệnh nhân lớn hơn:

Lúc đầu 30ml/kg trong 30 phút. Sau đó 70ml/kg trong 2giờ30 phút.

Cứ 1- 2 giờ đánh giá lại bệnh nhân. Lại truyền một lần nữa với số lượng và thời gian tương tự nếu mạch quay còn yếu hoặc không bắt được. Nếu tình trạng mất nước không tiến triển tốt thì truyền nhanh hơn.

Ngay khi bệnh nhân có thể uống được, hãy cho uống ORS (5ml / kg /giờ).

Nếu không truyền được, tuỳ từng điều kiện cụ thể có thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để truyền dịch hoặc đặt ống thông dạ dày cho ORS với số lượng 20ml/kg/giờ (tổng số 120ml/kg).

Cho ăn trở lại ngay khi trẻ có thể ăn được như tiếp tục bú mẹ hoặc cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng.

Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp

Không chỉ định sử dụng kháng sinh cho tất cả các trường hợp tiêu chảy cấp. Chỉ định kháng sinh cho các trường hợp tiêu chảy cấp sau:

Tiêu chảy phân máu.

Tiêu chảy phân nước mất nước nặng nghi ngờ tả.

Tiêu chảy do Giardia.

Trẻ mắc tiêu chảy kèm theo các nhiễm trùng khác: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu… Kháng sinh sử dụng trong điều trị các nguyên ngân gây tiêu chảy.

Tả: Erythromycin 12,5mg/kg x 4 lần/ngày x 3 ngày

Lỵ trực khuẩn: Ciprofloxacin 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày

Campylorbacter: Azithromycin 6 – 20mg/kg x 1 lần/ngày x 1-5 ngày

Lỵ a míp: Metronidazole 10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 - 10 ngày (10 ngày với trường hợp bệnh nặng), dùng đường uống

Giardia: Metronidazole 5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày, dùng đường uống

Bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp

Trẻ 1- < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày x 10 – 14 ngày.

Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày x 10 – 14 ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy cấp

Cho trẻ ăn sớm khẩu phần ăn hàng ngày 4 – 6 giờ sau bù nước và điện giải với lượng tăng dần.

Nếu trẻ bú mẹ

Tiếp tục cho bú nhiều lần hơn và lâu hơn.

Nếu trẻ không bú sữa mẹ

Cho trẻ loại sữa mà trẻ ăn trước đó.

Không pha loãng sữa.

Không sử dụng sữa không có lactose thường quy trong dinh dưỡng trẻ bị tiêu chảy cấp.

Tránh thức ăn có năng lượng, protein và điện giải thấp và nhiều carbonhydrate.

Sau khi khỏi tiêu chảy, cho ăn thêm ngày 1 bữa ngoài những bữa ăn bình thường trong 2- 4 tuần.

Điều trị hỗ trợ

S. Boulardii: 200 – 250mg/ngày x 5 - 6 ngày kết hợp với bù nước và điện giải đầy đủ.

Racecadotril: 1,5mg/kg/lần x 3 lần/ngày kết hợp với bù nước, điện giải đầy đủ và không dùng quá 7 ngày.

Không sử dụng Thu*c cầm nôn, cầm đi ngoài.

Chỉ định nhập viện và tái khám

Chỉ định nhập viện

Trẻ cần được theo dõi tại cơ sở y tế và đánh giá lại trong quá trình theo dõi khi có các dấu hiệu sau:

Mất nước nặng (≥ 10% trọng lượng cơ thể), shock.

Có các biểu hiện thần kinh: li bì, co giật, hôn mê.

Nôn tái diễn hoặc nôn ra mật.

Thất bại với bù dịch bằng đường uống.

Trẻ có các biểu hiện toàn thân: sốt cao, nhiễm trùng, nhiễm độc.

Có các tình trạng bệnh lý khác kèm theo: tim mạch, bất thường về thần kinh, vận động hoặc các bệnh lý khác chưa xác định được.

Cha mẹ/người chăm sóc không đảm bảo việc cho uống đủ nước và dinh dưỡng tại nhà.

Khó đánh giá mức độ mất nước (trẻ béo phì).

Tái khám ngay khi có 1 trong các dấu hiệu: ăn uống kém, sốt cao, tiêu chảy tăng lên, nôn nhiều, toàn trạng mệt mỏi.

Hướng dẫn tái khám

Hướng dẫn người mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước để đưa đến cơ sở y tế kịp thời khi:

Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước hơn.

Khát nhiều.

Sốt hoặc sốt cao hơn.

Phân nhày máu mũi.

Nôn tất cả mọi thứ.

Không chịu ăn.

Nguồn: Internet.



Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phac-do-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em-47247.html)
Từ khóa: tiêu chảy cấp

Chủ đề liên quan:

điều trị tiêu chảy cấp

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY