12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Phải làm sao khi bị lỵ amíp?

(SKGĐ) Con tôi 25 tuổi. Mới đây, cháu luôn cảm thấy bị đau bụng và đại tiện có máu nhày như đi kiết lỵ. Sau khi đi khám bác sĩ có kết luận là do bệnh lỵ amíp. Tôi không rõ bệnh này có nguy hiểm không

Trả lời:

Lỵ amíp là tình trạng viêm nhiễm ở ruột già do entamoeba histolitica gây ra. Trong những điều kiện sinh hoạt kém, ăn uống thiếu vệ sinh, bệnh sẽ phát triển và mang amíp gieo rắc khắp nơi.

Bệnh lây qua đường tiêu hóa, theo thức ăn và nước uống vào miệng, khi đến ruột thì xâm nhập vào niêm mạc ruột. Khi ấy, xuất hiện những vết loét nhỏ trong ruột, bên ngoài giống hội chứng lỵ.

Khởi phát bệnh từ từ và tăng dần, bệnh nhân bị quặn bụng, mót rặn và rát hậu môn. Số lần đi đại tiện 5-10 lần, phân có chất nhầy như nhựa chuối với máu đỏ thành tia.

Bệnh thường gây viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn, políp đại tràng, rối loạn thần kinh thực vật, có khi xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột… Bệnh có thể gây biến chứng: áp-xe gan, áp-xe phổi, màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm màng bụng, viêm thận…

Điều trị bện lỵ amip

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp. Các loại thuốc diệt amíp

- Émétine: loại thuốc hữu hiệu diệt amíp, nhưng cần lưu ý tác dụng phụ (gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, đau vùng trước tim, viêm dây thần kinh cảm giác, vận động, rối loạn nhịp tim…). Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và theo dõi tác hại để xử lý kịp thời.

- Dehydroemetin: ít độc và thải trừ nhanh hơn Emetin.

- Metronidazol và các thuốc cùng họ như: Secnidazol, Tidazol, Ornidazol.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/phai-lam-sao-khi-bi-ly-amip-16238/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY