Sức khỏe hôm nay

Phân biệt ho cấp và ho mãn ở trẻ

(SKGĐ) Việc hiểu về triệu chứng ho cũng như phân biệt được các loại ho sẽ giúp cha mẹ nắm rõ về tình trạng của trẻ để chăm sóc và điều trị hiệu quả.

Vì sao trẻ bị ho?

Theo các chuyên gia, ho có thể gặp trong nhiều trường hợp bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, lao, viêm phế quản, ho gà, sởi, viêm họng… Ho cũng có thể gặp ở những bệnh không nhiễm trùng như hít phải chất kích ứng, sống trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá… Ngoài ra, một số nguyên nhân ngoài đường hô hấp cũng gây ho như bệnh trào ngược, các bệnh tim mạch.

Cơ thể trẻ đang trong quá trình phát triển, chức năng miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh đường hô hấp kéo theo triệu chứng ho. Trung bình người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên khoảng 2-4 lần mỗi năm và con số này còn cao hơn rất nhiều đối với trẻ em. Theo thống kê được nghiên cứu bởi các tổ chức y tế Hoa Kỳ, mỗi năm trẻ có thể bị viêm đường hô hấp trên cấp tính đến 10 lần.

Ho cấp khác ho mãn như thế nào?

Để thuận lợi trong việc điều trị ho, các bác sĩ phân biệt 2 loại ho theo thời gian:

1. Ho cấp

Ho cấp khi trẻ ho có thời gian ngắn hơn 3 tuần. Ho cấp do nhiễm trùng thường kèm theo các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau họng, buồn nôn, nôn, đau đầu, chảy mũi, đổ mồ hôi đêm, có thể có đàm ít… Ho cấp không nhiễm trùng có thể kèm khò khè, thường nặng hơn khi đi đến một vùng khí hậu khắc nghiệt hoặc khi vận động gắng sức.

2. Ho kéo dài

Ho kéo dài khi thời gian bị ho kéo dài trên 3 tuần. Trong đó, khói thuốc là là nguyên nhân thường gặp của ho kéo dài. Ho kéo dài do hen suyễn có đặc trưng bởi cơn thở khò khè, thường bị kích hoạt bởi ô nhiễm, phấn hoa, khói bụi, một số loại mỹ phẩm. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh xoang, nhiễm trùng đường hô hấp cũng là những nguyên nhân dẫn tới ho mãn.

Khi trẻ bị ho, các bà mẹ tham khảo ý kiến của các chuyên gia để mua thuốc ho có các thành phẩm Dextromethorphane; Chlorphéniramine maléate; Guaifenesin giúp điều trị kho khan, ho có đàm, ho dị ứng cho bé. (Ảnh minh họa)

Khi nào ho trở nên nguy hiểm?

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.

Khi trẻ bị cơn ho tấn công dẫn đến mất ngủ, đau ngực… nhưng không có dấu hiệu bệnh nặng nguy hiểm, theo các chuyên gia, cha mẹ nên cho trẻ dùng một loại thuốc ho an toàn phù hợp với lứa tuổi. Thuốc ho kết hợp các thành phần Dextromethorphane; Chlorpheniramine maleate; Guaifenesin điều trị long đàm theo 3 hướng: ho khan - ho dị ứng - ho có đàm cho hiệu quả nhanh và tối ưu là một ví dụ. Đặc biệt, siro này có vị dễ chịu rất thích hợp cho trẻ em. Đừng quên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh là dấu hiệu sớm của trẻ bị viêm phổi cụ thể như sau: đối với trẻ từ 1-5 tuổi nếu thở từ 40 lần trong một phút trở lên; đối với trẻ từ 2 tháng đến một tuổi nếu thở từ 50 lần trong một phút trở lên; trẻ dưới 02 tháng tuổi nếu thở từ 60 lần trong một phút trở lên, có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.

Ngoài ra, một điều cần lưu ý là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.

CÁC BÀ MẸ CÓ THỂ TƯ VẤN THÊM CÁC DƯỢC SĨ NHÀ THUỐC VÀ BÁC SĨ NHI Để MUA LOẠI THUỐC HO CÓ CÁC THÀNH PHẦN PHẦN Dextromethorphane; Chlorphéniramine maléate; Guaifenesin ĐỂ ĐIỀU TRỊ CƠN HO KHAN, HO CÓ ĐÀM VÀ HO DỊ ỨNG CHO BÉ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/phan-biet-ho-cap-va-ho-man-o-tre-19304/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY