12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Phân đen sau khi ăn tiết lợn là bình thường nhưng nên đề phòng những bệnh này

Tiết lợn có vị rất ngon nhưng nhiều người thường thấy sau khi ăn đến ngày hôm sau phân thải ra có màu đen, nguyên nhân là do đâu

Lý do sau khi ăn tiết lợn lại có phân màu đen

Tiết lợn rất giàu chất sắt giúp cơ thể tạo máu. Tuy nhiên, chất sắt trong tiết lợn có thể không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Chất sắt dư thừa, khi được dạ dày tiêu hóa, sẽ được phân hủy vào ruột cùng với dưỡng chấp, kết hợp với sulfua trong thức ăn trong quá trình tiêu hóa và cuối cùng trở thành "Sắt sunfua" làm cho phân có màu đen.

Do đó, sau khi ăn tiết lợn thấy phân chuyển sang màu đen mà không có dấu hiệu bất thường trước đó thì hãy yên tâm.

Tiết lợn rất giàu chất sắt giúp cơ thể tạo máu.

Ngoài ra, không phải ai ăn tiết lợn cũng sẽ đi ngoài ra phân đen, do khả năng tiêu hóa và hấp thụ của mỗi người là khác nhau. Đối với những người có chức năng tiêu hóa yếu, sắt trong tiết lợn không được cơ thể hấp thụ kịp nên sẽ bị đào thải ra ngoài một cách nhanh chóng.

Những bệnh phổ biến gây ra phân đen

Ngoài phân đen do thực phẩm như tiết lợn hoặc một số loại thuốc, một số bệnh cũng dẫn đến phân đen và bạn cần hết sức chú ý.

1. Xuất huyết tiêu hóa

Nếu bạn bị xuất huyết tiêu hóa, phân sẽ chuyển sang màu đen hoặc kèm theo những cục máu đen. Vì vậy, khi thấy phân đen bất thường không rõ nguyên nhân bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngoài phân đen do thực phẩm như tiết lợn hoặc một số loại thuốc, một số bệnh cũng dẫn đến phân đen và bạn cần hết sức chú ý.

2. Bệnh đường tiêu hóa

Các trường hợp đi ngoài ra phân đen thường gặp nhất là nứt hậu môn, trĩ, giãn tĩnh mạch thực quản, loét niêm mạc dạ dày, viêm dạ dày cấp, lồng ruột, xuất huyết hoại tử ruột non, viêm đại tràng và polyp ruột.

Khi thực quản, dạ dày, tá tràng và các đường tiêu hóa khác bị chảy máu, chất sắt trong huyết sắc tố trong hồng cầu dễ tạo thành máu hóa lỏng dưới tác dụng của vi khuẩn đường ruột, dẫn đến phân đen.

Ngoài bệnh loét, xơ gan với vỡ thực quản hoặc giãn tĩnh mạch thực quản, tổn thương dạ dày ác tính và loét do căng thẳng cũng là những nguyên nhân phổ biến của xuất huyết đường tiêu hóa trên.

3. Các bệnh về máu

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh, bệnh ưa chảy máu, bệnh bạch cầu, bệnh thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu và ban xuất huyết dị ứng cũng là những bệnh dẫn đến phân có màu đen.

4. Các bệnh truyền nhiễm toàn thân khác

Một số bệnh như nhiễm khuẩn huyết, thương hàn,… trẻ sơ sinh nuốt phải máu ở ống sinh của mẹ hoặc máu chảy ra từ núm vú bị vỡ, mũi, hầu, họng kèm theo chảy máu nướu răng,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến phân có màu đen khi đi đại tiện.

Nói chung, đi ngoài phân đen có thể là hiện tượng do tiêu hoá thực phẩm hoặc sử dụng một số loại thuốc thuốc có màu đen. Tuy nhiên nếu bạn đột nhiên nhận thấy phân có màu đen mà không phải do hai nguyên nhân này thì cần phải cảnh giác và đi kiểm tra kịp thời, đặc biệt khi nó diễn ra trong một thời gian dài. Đó có khả năng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm đối với cơ thể.

Xem thêm: 3 kiểu bữa sáng cướp đi sự sống, trứng nằm trong danh sách ăn càng nhiều tuổi thọ càng ngắn

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/phan-den-sau-khi-an-tiet-lon-la-binh-thuong-nhung-nen-de-phong-nhung-benh-nay-36119/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY