Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Phản ứng nhanh khi con bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết đang ở đỉnh cao trào của dịch. Lượng người sốt ở các tỉnh phía Bắc tăng gấp 700%, các tỉnh phía Nam cũng tăng nhanh kỷ lục. Nhiều gia đình cả nhà nhập viện.

Biến chứng hay gặp của năm nay là tình trạng suy thận và tổn thương gan. Do vậy, cần xử trí nhanh để người bệnh, đặc biệt là con trẻ khi bị muỗi cắn gây sốt sớm được nhập viện hoặc xử trí đúng cách tại nhà.

Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2-7 ngày, kèm theo biểu hiện sau: đỏ phừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Trong 1 số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Tiếp theo đó, bệnh nhi có thể biểu hiện như chấm (những chấm đỏ không biến mất khi án vào), thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng, niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Gan có thể to sau vài ngày.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Nội 1 - BV Nhi Đồng 2 cho biết: Chẩn đoán bệnh thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh này và đưa trẻ vào bệnh viện theo dõi, làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đồng hành cùng trẻ vượt qua cơn sốt xuất huyết, tránh di chứng của bệnh

Chăm sóc trẻ thế nào là đúng? BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh khuyên các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

- Hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống Thu*c theo hướng dẫn của bác sĩ và lau mát: Bệnh do virus nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục cao. Người bệnh chỉ nên dùng Thu*c giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần. Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều Thu*c dẫn đến quá liều vì sẽ làm tổn thương gan (ảnh hưởng đến sức khoẻ). Tuyệt đối không hạ sốt bằng cách cạo gió cho trẻ.

Đối với trẻ mắc sốt xuất huyết, tuyệt đối không dùng Thu*c hạ sốt Aspirin và Ibuprofen. Hai loại Thu*c này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ nên dùng Thu*c hạ sốt có thành phần Paracetamol.

- Bổ sung dinh dưỡng, lau mát cho trẻ: Để giảm sốt, cha mẹ có thể cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước vào trán, nách cho người bệnh. Trẻ bị bệnh, cần được khuyến khích ăn, uống nhiều nước (nước sôi để nguội, cam, chanh, dừa…). Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

- Không tự ý truyền dịch, dùng kháng sinh: Việc tự ý truyền dịch tại nhà do có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Một số quan điểm cho rằng bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng kháng sinh, BS Thanh khẳng định: Dùng kháng sinh không khỏi được sốt xuất huyết.

- Bình tĩnh xử trí khi trẻ sốt co giật do sốt quá cao: Với trường hợp này, nên để trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng mềm, không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì trẻ sẽ bị sặc. Tiếp theo là lau mát và hạ sốt, nếu áp dụng đúng trẻ sẽ hết giật sau 2 đến 5 phút.

- Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ. Ngay cả sáng, chiều trong những ngày cao điểm của bệnh.

- Diệt tận gốc nguồn bệnh: Đậy kín các lu, vại, bể chứa nước, diệt hết bọ gậy bằng cách thả cá, dọn vệ sinh nhà cửa, nơi ở, ngủ, nghỉ sạch sẽ, thoáng, không để ẩm thấp. Không để nước tù đọng, thường xuyên làm sạch môi trường, diệt muỗi bằng các biện pháp như đốt hương muỗi, phun Thu*c diệt muỗi, vợt muỗi…

Theo Lê Bình - Khám phá

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phan-ung-nhanh-khi-con-bi-sot-xuat-huyet-n341374.html)

Tin cùng nội dung

  • Mắt cháu bỗng nhiên đỏ ở lòng trắng, không thấy đau, nhìn vẫn tốt. Cháu đi khám bác sĩ bảo cháu bị xuất huyết dưới kết mạc.
  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY