Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phản ứng sau khi tiêm vaccine bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?

Sốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất cứ điều gì bất thường sau tiêm chủng đều được gọi chung là “phản ứng sau tiêm chủng”.

Theo thông tin từ bộ y tế, ths. nguyễn quốc khánh cho biết: câu hỏi mà nhiều người dân đặt ra là "sao cùng đi tiêm về mà có người bị sốt, có người không. vậy sốt hay không sốt là tốt hơn? có phải khi bị sốt thì cơ thể mới có miễn dịch?”

Sốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất cứ điều gì bất thường sau tiêm chủng đều được gọi chung là “phản ứng sau tiêm chủng”.

Vaccine chính là cho hệ miễn dịch cơ thể “tập trận”. Nôm na chúng ta có thể hiểu: Vaccine được tạo ra từ kháng nguyên đã ch*t hoặc gần ch*t, các nhà khoa học làm cho “địch” là con virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng “chiến đấu” hoặc “xé” một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ địch” này theo đúng quy trình, tất nhiên, lúc này “kẻ địch” chỉ là xác ch*t hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây hại cho cơ thể.

Sốt từ đâu đến?

Trong não chúng ta cũng có một vùng, với tên gọi là “vùng hạ đồi. Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tầm trên dưới 37 độ C với người bình thường.

Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng giải phóng ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này cơ quan “vùng hạ đồi” nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.

Sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, là báo động của cơ thể khi bị tổn thương. Như vậy, khi vaccine được tiêm vào, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.

Vì sao có người sốt, có người không?

Nhưng khi hệ miễn dịch nhận diện “kẻ địch” và phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người khác nhau. vaccine sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất thì mỗi người sẽ khác nhau. có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vaccine.

Phản ứng sốt hay không sốt sau tiêm vaccine là do cơ thể mỗi người, nhưng hiệu quả của vaccine là như nhau.

Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng nảy” chiến đấu ác liệt với “kẻ địch”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn.

Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt.

Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có “địch” xâm nhập cơ thể.

Tại Việt Nam, mấy hôm nay ca lây nhiễm có tăng nhưng số ca bệnh nặng và Tu vong vẫn đang được khống chế rất tốt. Mỗi ngày chúng ta cũng được nghe tin vui bởi có nhiều người được tuyên bố khỏi bệnh. Đây là sự cố gắng và là nguồn động viên rất lớn của chính quyền và người dân… Vì thế chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ để không hoảng loạn, nhưng cũng đừng chủ quan.

Đặc biệt là, khi đi tiêm chủng theo thông báo của cơ quan chức năng, người dân cần nhớ khai báo rõ tình trạng bệnh lý của mình khi khám sàng lọc, trong quá trình tiêm vẫn cần ghi nhớ thật kỹ và thực hiện tốt biện pháp 5K.

Chúng ta không nên đọc các nguồn thông tin không chính thống để rồi hoảng sợ. 5K + vaccine - đó là “nỏ thần” để giữ thành trì chống dịch. Đừng chỉ trích, châm biếm, phàn nàn mà hãy hợp tác, cống hiến và tự giác.

Làm được như thế thì giặc nào mà chẳng tan?

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/phan-ung-sau-khi-tiem-vaccine-bi-sot-hay-khong-sot-thi-tot-hon-5656469.html)

Tin cùng nội dung

  • Các bậc phụ huynh rất lo lắng sau khi tiêm phòng lao cho bé thường bị sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch… và rất lúng túng không biết xử trí như thế nào?
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY