Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Phát hiện chủng virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam có thay đổi

(MangYTe) - Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận thấy có sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Chủng virus này khác virus ban đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc.

PGS-TS Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết từ những mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc Covid-19, các nhà khoa học của Viện đã phân tích và nhận thấy gây bệnh Covid-19 đã có sự thay đổi với các thể khác nhau.

Ở giai đoạn 1 của dịch, 16 ca bệnh Covid-19 của Việt Nam chủ yếu liên quan đến Vũ Hán, Trung Quốc. Còn giai đoạn 2, các bệnh nhân nhiễm có nguồn gốc bắt đầu từ châu Âu chiếm đa số. "Qua phân tích chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về chủng virus đối với ca bệnh Covid-19 từ châu Á và Châu Âu. Tuy nhiên, việc biến đổi ở các nhóm khác nhau cũng được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới, không riêng Việt Nam" - PGS Mai cho biết.

Hình ảnh phân lập virus SARS-CoV-2 của các nhà khoa học Việt Nam

Theo PGS Mai, đến nay nghiên cứu chưa chỉ ra được độc lực virus SARS-CoV-2 nhóm nào lây nhiễm nhiều hơn, mạnh hơn. Bởi ngoài yếu tố đặc tính riêng thì việc virus SARS-CoV-2 lây nhiễm còn phụ thuộc vào môi trường sống, địa lý và cơ thể cảm nhiễm tốt, nhưng việc phát hiện ra những biến đổi của virus sẽ giúp cho việc sản xuất vắc-xin phòng bệnh hiệu quả hơn.

Vào đầu tháng 3-2020, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, các chuyên gia y tế cũng cho biết về sự biến đổi gen của SARS-CoV-2. Cụ thể, tại Ý đã xác định đồng thời có 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2, khác với chủng của virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc. Cùng đó, tại Việt Nam từng ghi nhận bệnh nhân số 17 từ Ý về Việt Nam và bệnh nhân số 20 lây nhiễm từ bệnh nhân số 17 có biểu hiện viêm phổi rõ nét (bao gồm viêm phổi kẽ), biểu hiện bệnh cũng nặng hơn so với bệnh nhân đến từ Anh (có triệu chứng mờ nhạt).

Xét nghiệm virus gây bệnh Covid-19 tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Ảnh: Trần Hằng

Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 đang có những thay đổi. Tính đến nay, giới khoa học đã phát hiện ra 8 chủng trên toàn cầu. Theo những công bố này, chủng mới chỉ được điều chỉnh một chút, các đột biến gen không gây ch*t người nhiều hơn.

Trước đó, vào tháng 2-2020, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19. Việc phân lập, nuôi cấy thành công đã giúp phát triển các sinh phẩm xét nghiệm cũng như phục vụ cho nghiên cứu điều chế vắc-xin dự phòng bệnh.

Với các nghiên cứu về virus SARS-CoV-2, Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất mồi chuẩn thực hiện các xét nghiệm chính xác khẳng định ca bệnh Covid-19, cho kết quả xét nghiệm sớm hơn với số lượng lớn mẫu bệnh phẩm.

D.Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/phat-hien-chung-virus-sars-cov-2-gay-dich-benh-covid-19-tai-viet-nam-co-thay-doi-20200406102609924.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY