Khoa học hôm nay

Phát hiện loài nhện biết tạo hình nộm thế thân

Các nhà khoa học vừa phát hiện một con nhện nhỏ, thường tạo các hình nộm thế thân rất giống thật nhưng có kích cỡ lớn hơn gấp nhiều lần nguyên bản và treo chúng lên mạng của mình nhằm đánh lừa những kẻ săn mồi ở vùng rừng Amazon thuộc Peru.

Con nhện lạ ngồi phía trên hình nộm thế thân lớn gấp nhiều lần kích thước của nó. ảnh: daily mail

Theo trang live science, sinh vật chân đốt tinh ranh đã tỉ mẩn góp nhặt các nguyên liệu làm hình nộm thế thân cho nó từ xác côn trùng, lá cây và những mảnh vụn. con nhện này được tin là một loài mới thuộc nhóm cyclosa, vốn bao gồm cả những động vật thuộc lớp nhện, có khả năng điêu khắc khác.

Nhà sinh vật học kiêm giáo viên khoa học phil torres chính là tác giả phát hiện loài nhện lạ trên hồi tháng 9 vừa qua trong lúc dẫn du khách tham quan một vùng đồng bằng ngập lũ bao quanh trung tâm nghiên cứu tambopata của peru.

Trong ghi chép đăng tải tên trang web của công ty du lịch sinh thái rainforest expeditions, ông torres cho hay, nhìn từ xa, hình nộm nhện trông như một con nhện thật có kích cỡ trung bình, với chiều ngang thân khoảng 2,5cm, dường như đã ch*t khô giữa một mạng nhện giăng mắc bên đường đi.

Nhà sinh vật học torres viết, cảnh tượng như trên không có gì là bất thường ở amazon, nhưng khi ông tiến lại gần con nhện dường như đang phân hủy thì nó bắt đầu đung đưa cứ như đang còn sống. và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là khi tới gần hơn, ông nhận ra đó chỉ là một con nhện giả được tạo thành từ những mẩu vụn, lá cây và xác côn trùng.

Trang wired dẫn lời ông torres tiết lộ, phát hiện trên lạ tới mức ông đã ngay lập tức liên lạc với linda raynor, một chuyên gia về sinh vật chân đốt tại đại học cornell (mỹ). bà raynor nhận định, con nhện lạ có thể thuộc một loài chưa được khoa học nhận diện.

Con nhện lạ (trái) được cho là một loài mới thuộc nhóm chân đốt cyclosa. hình nộm thế thân của nó (phải) được tạo dựng khá tinh vi từ nguyên liệu là những mẩu vụn, lá cây và xác côn trùng. ảnh: daily mail

Sau khi tham vấn các chuyên gia, ông torres đã quay trở lại các con đường mòn quanh khu vực tambopata và thu được thêm 25 mẫu nhện lạ ở cùng vùng đồng bằng ngập lũ. việc các cuộc tìm kiếm ở những khu vực lân cận không đem lại bất kỳ kết quả nào hé lộ, loài nhện lạ có phạm vi sống giới hạn.

Nhóm chân đốt cyclosa được khoa học biết đến như các sinh vật có khả năng dựng vật nghi trang dụ mồi, nhưng những tác phẩm của chúng thường không được tinh vi và có hình dạng giống một con nhện thực thụ. các nhà khoa học nghi ngờ, việc tạo hình nộm thế thân của loài nhện mới phát hiện nhằm mục đích đánh lừa những sinh vật săn bắt chúng.

William Eberhard, chuyên gia sâu bọ thuộc Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian, bày tỏ hy vọng có thể tới vùng Tambopata vào đầu năm sau để thu thập mẫu vật chuẩn bị cho một cuộc nghiên cứu chính thức và được công nhận về phát hiện loài mới.

1

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/phat-hien-loai-nhen-biet-tao-hinh-nom-the-than-102037.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/phat-hien-loai-nhen-biet-tao-hinh-nom-the-than/20210203091717938)

Chủ đề liên quan:

côn trùng động vật loài nhện nhện

Tin cùng nội dung

  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY