12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Phát hiện mắc bệnh tiểu đường ở tuổi 50, người đàn ông chiến thắng bệnh tật nhờ 5 bí quyết này

Nhiều người quan niệm rằng, một khi mắc bệnh tiểu đường thì họ sẽ bị căn bệnh đó đeo bám suốt đời, nhưng thực tế có không ít người đã đẩy lùi bệnh tiểu đường thành công.

Vào tháng 3/2022, Mạnh Quang, một bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương thuộc Tập đoàn Cục 3 Đường sắt Trung Quốc, đã chia sẻ về trường hợp của một bệnh nhân thành công đẩy lùi căn bệnh tiểu đường trên các phương tiện báo chí truyền thông. Bác sĩ Mạnh Quang cho biết, bệnh nhân này là nam, 50 tuổi, mắc bệnh tiểu đường nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân mà sau một năm, ông đã chiến thắng bệnh tật, các chỉ số trong cơ thể đều về mức bình thường.

Không chỉ khỏi bệnh tiểu đường, sức khỏe của ông còn được cải thiện đáng kể. Vậy ông đã làm gì để đầy lùi căn bệnh này? Dưới đây là 5 bí quyết “vàng” của người đàn ông, rất đáng để học hỏi.

Người đàn ông này tuy mắc bệnh tiểu đường ở tuổi 50 nhưng anh vẫn có thể kiểm soát được bệnh tật. Ảnh minh họa

Bí quyết 1: Kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày

Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường”, người bị tiền đái tháo đường cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, áp dụng chế độ ăn ít calo để kiểm soát sự phát triển của bệnh tiền đái tháo đường. Sau khi duy trì chế độ ăn ít calo trong 4 tuần, lượng đường huyết trong máu có thể sẽ được phục hồi ở một mức độ nhất định.

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý những điều sau trong chế độ ăn uống:

- Bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn hàng ngày, ăn ít ngũ cốc tinh chế. Tuy nhiên, bạn nên duy trì lượng ngũ cốc thô và ngũ cốc tinh chế theo tỷ lệ nhất định để duy trì trạng thái dinh dưỡng cân bằng, bởi nếu chỉ ăn ngũ cốc nguyên hạt thì có thể gây suy dinh dưỡng.

- Hạn chế ăn vặt.

- Ăn xen kẽ nhiều loại thịt như thịt bò, thịt gà, cá,… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

Bí quyết 2: Kiên trì tập thể dục, thể thao

Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng, nếu những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do béo phì giảm được 20 kg/năm thì 80% những bệnh nhân này có khả năng đẩy lùi được bệnh tiểu đường loại 2; nếu giảm được 10kg/năm thì con số này là 60%. Do đó, việc kiểm soát cân nặng và tập thể dục có thể giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh tiểu đường.

Không chỉ vậy, theo nghiên cứu của Giáo sư Roy Taylor tại Đại học Newcastle (nước Anh), ngay cả những bệnh nhân nhẹ cân cũng có khả năng đẩy lùi bệnh tiểu đường loại 2 thông qua việc tập thể dục. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường 2020” cũng chỉ ra, kiên trì tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình hơn 150 phút/tuần có thể giúp nhiều người đẩy lùi được căn bệnh này.

Bệnh nhân tiền đái tháo đường có thể chạy bộ, leo cầu thang, leo núi, bơi lội, đạp xe, ... nên tập từ cường độ nhẹ đến trung bình, không nên đột ngột vận động quá sức nếu không dễ dẫn đến hạ đường huyết. Tập thể dục thường xuyên và phù hợp không chỉ có thể làm giảm trọng lượng cơ thể để giảm đề kháng insulin mà còn đẩy nhanh quá trình tiêu thụ đường trong máu, rèn luyện chức năng tim phổi và tăng cường khả năng dung nạp oxy của bản thân, có lợi rất nhiều cho sự phục hồi của bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu.

Bí quyết 3: Theo dõi sức khỏe thường xuyên và chú ý đến diễn biến của bệnh

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, đồng thời theo dõi chặt chẽ các chỉ số thể chất của mình. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, người bệnh nên kiểm tra 3 tháng/lần để sớm phát hiện những biến chứng có thể xảy ra, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh nhân tiểu đường nên theo dõi sức khỏe thường xuyên, chú ý đến diễn biến của bệnh. Ảnh minh họa

Bí quyết 4: Can thiệp bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu sau 3 đến 6 tháng mà người bệnh vẫn không thể kiểm soát được trọng lượng cơ thể và duy trì đường huyết ở mức bình thường bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt thì lúc này bệnh nhân nên cân nhắc đến một số biện pháp can thiệp bằng thuốc.

Có một số loại thuốc đã được chứng minh lâm sàng để kiểm soát bệnh tiểu đường bao gồm metformin, chất chủ vận GLP-1, pioglitazone, orlistat và các loại thuốc khác. Tuy nhiên, đối với việc áp dụng các loại thuốc đó, người bệnh cần phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ và không được tự ý dùng.

Đối với bệnh nhân tiền đái tháo đường, điều quan trọng nhất là kiểm soát tổng lượng calo hấp thụ, duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục, tăng cường theo dõi đường huyết, không nên quá phụ thuộc vào thuốc để kiểm soát bệnh.

Bí quyết 5: Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia

Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Như chúng ta đã biết, trong thuốc lá có chứa chất nicotin, chất này làm thay đổi đáp ứng của tế bào, khiến chúng không phản ứng lại với insulin, từ đó làm tăng lượng đường trong máu.

Hơn nữa, hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến nội mạc mạch máu, sau khi chức năng nội mạc bị tổn thương sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch, từ đó dẫn đến bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch máu não, xuất huyết não,… Nếu các mảng xơ vữa xảy ra ở các mạch máu chi dưới và mạch máu ngoại vi, bệnh nhân tiểu đường có thể bị đau chân vào nửa đêm.

Mặc dù việc bỏ thuốc lá là điều không hề dễ dàng, nhưng muốn khỏi bệnh tiểu đường càng sớm càng tốt, bạn nên quyết tâm bỏ thói quen này. Ngoài ra, rượu bia cũng không hề thân thiện với bệnh nhân tiểu đường, chúng có thể gây ra nhiều tác động xấu đến cơ thể và ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh.

Xem thêm:

4 lý do khiến cơn đau họng tái phát và những cách hiệu quả để loại bỏ

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/phat-hien-mac-benh-tieu-duong-o-tuoi-50-nguoi-dan-ong-chien-thang-benh-tat-nho-5-bi-quyet-nay-34371/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY