Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Phát hiện mới ở não trẻ tự kỷ nhờ chụp MRI

Cho đến nay, việc chụp MRI vẫn là bất khả thi đối với trẻ và thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ đồng thời bị hạn chế về ngôn ngữ và trí tuệ (gọi tắt là nhóm hạn chế NNTT) nếu không sử dụng Thu*c an thần.

Chụp MRI luôn là một thử thách cho tất cả mọi người. Việc phải đội mũ bảo vệ nửa đầu và nằm yên trong buồng MRI kín mít trong vòng 45 phút thậm chí có thể làm cho những người không mắc chứng sợ không gian hẹp cũng thấy bất an. Cho đến nay, việc chụp MRI vẫn là bất khả thi đối với trẻ và thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ, đồng thời bị hạn chế về ngôn ngữ và trí tuệ (gọi tắt là nhóm hạn chế NN&TT) nếu không sử dụng Thu*c an thần. Bằng cách sử dụng hàng loạt biện pháp hỗ trợ hành vi để giảm thiểu sự lo lắng và sợ hãi, các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực học thuật thuộc Đại học Brigham Young và Đại học Utah đã thành công trong việc chụp cộng hưởng từ cho trẻ tự kỷ và ra những điều thú vị góp phần trị bệnh hiệu quả…

Chụp MRI thành công ở trẻ tự kỷ

Bằng cách sử dụng hàng loạt biện pháp hỗ trợ hành vi để giảm thiểu sự lo lắng và sợ hãi, các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực học thuật thuộc Đại học Brigham Young và Đại học Utah đã thành công trong việc chụp cộng hưởng từ chức năng và cấu trúc đối với 37 là trẻ em và thanh thiếu niên, trong đó có 17 trường hợp hạn chế phát triển ngôn ngữ và có chỉ số IQ trung bình là 54.

Trợ lý giáo sư Ryan Kellems, Đại học Brigham Young, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết khoa học chưa nghiên cứu nhiều về não bộ của nhóm trẻ em và người trưởng thành mắc hội chứng vì rất khó để tiến hành nghiên cứu nhóm này. Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu thực hiện việc chụp cộng hưởng từ cấu trúc đối với những người bị hạn chế về ngôn ngữ và trí tuệ trên cơ sở dùng Thu*c an thần.

Chụp MRI cho trẻ tự kỷ.

Nghiên cứu mới này mong muốn tìm ra cách thức theo dõi não bộ của trẻ mắc hội chứng khi não đang trong trạng thái tỉnh và hoạt động. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một video giải thích từng bước của quá trình chụp MRI chức năng để trẻ có thể xem trước nhiều lần ở nhà. Đồng thời cung cấp cho gia đình trẻ các file chứa tiếng động của máy chụp MRI nhằm giúp cho trẻ biết trước và làm quen với những âm thanh sẽ nghe thấy khi thực hiện chụp cộng hưởng từ khi tiến hành chụp thực tế.

Khi trẻ đến để chụp cộng hưởng từ, các nhà nghiên cứu cho trẻ làm quen với máy chụp bằng cách thử ấn nút điều khiển trên máy chụp MRI để trẻ quan sát máy chuyển động lên xuống. Và khi bắt đầu chụp thật, các bác sĩ sẽ trấn an trẻ, nắm tay trẻ và nhắc trẻ không cử động.

Phát hiện mới ở não trẻ tự kỷ

Sau khi thực hiện chụp MRI thành công, nhóm nghiên cứu bắt tay vào việc phân tích để so sánh nhóm hạn chế NN&TT với nhóm trẻ có chức năng cao hơn, cũng như so với trẻ bình thường. Nhóm nghiên cứu ra rằng, đối với nhóm hạn chế NN&TT, nhiều hệ thống trong não không hoạt động một cách đồng bộ. Các nhà khoa học nhận thấy có tình trạng thuyên giảm tương tác giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải. Đồng thời, các nhà khoa học cũng ra mức độ kết nối hệ thống trong não bộ của trẻ trong nhóm hạn chế NN&TT là cao hơn so với nhóm trẻ bình thường.

Giải thích cho điều này, PGS. Mikle South, đồng chủ nhiệm nghiên cứu về tâm lý và thần kinh học cho biết, khi trẻ bị hạn chế ngôn ngữ bạn đoán não của trẻ hoạt động ở mức thấp nhưng đôi khi hoạt động mạnh hơn thế. Mức độ tập trung của não thất thường, đôi lúc quá cao nhưng đôi lúc lại quá thấp. Có nhiều cách thức hoạt động khác nhau của não bộ khi trẻ để ý đến những việc khác nhau.

Việc hiểu được những gì diễn ra trong não của người mắc chứng tự kỷ, cách thức thông tin được não bộ xử lý như thế nào, người quan tâm đến điều gì và không quan tâm đến điều gì... sẽ giúp các nhà nghiên cứu và những người trực tiếp thực hiện việc điều trị can thiệp cho người tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người và gia đình họ.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ mở rộng phạm vi đối tượng ở trẻ nhỏ tuổi hơn và trẻ hạn chế ngôn ngữ hơn.

Đậu Vũ Đăng Khôi

(Theo Medicalxpress.com và un.org)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/-phat-hien-moi-o-nao-tre-tu-ky-nho-chup-mri-n155509.html)

Tin cùng nội dung

  • Có mối liên quan đáng kể giữa thiếu hụt kẽm và bệnh tự kỷ, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ tuổi.
  • Nghiên cứu cho thấy trẻ mắc chứng tự kỷ có những đặc điểm khuôn mặt khác biệt so với các trẻ không mắc chứng bệnh này...
  • Hiểu không rõ về tự kỷ khiến nhiều phụ huynh hoang mang khi vừa thấy vài biểu hiện “là lạ” ở con em mình.
  • Hiện nay, một số tổ chức xem tự kỷ như một cách sống hơn là bệnh nên không cần chữa, một số khác thì tìm cách chữa lành chứng bệnh này.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Nếu can thiệp trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Nhưng trên thực tế, gần 50% trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
  • Chào Mangyte, em tham khảo bảng giá chụp MRI của BV Hòa Hảo, thấy ghi MRI toàn thân 1: 5 triệu đồng và MRI toàn thân 2: 7 triệu đồng. Như vậy là có 2 cách chụp hay sao? Nó khác nhau thế nào? Nhờ Mangyte giải thích dùm, em cảm ơn! (Thuận Thành - Gia Lai) Mangyte cho biết xét nghiệm MRI toàn thân có giá 7.000.000 đồng/lần, hiểu như thế nào cho đúng? Có phải là có thể tầm soát được tất cả các bệnh trong toàn cơ thể mình không? Còn có những bệnh gì chưa phát hiện được qua xét nghiệm này?
  • Mangyte ơi, Trước giờ em chưa nghe nói về chụp MRI vú, bác sĩ vui lòng nói rõ thêm về phương pháp này được không? Và chi phí có mắc lắm không? Nơi nào có chụp MRI đều có chụp vú hay sao ạ? Em cảm ơn BS rất nhiều! (Thanh Vân – small_cloud…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Em hay bị tê đau ngang thắt lưng xuống vùng mông và chân phải. Thỉnh thoảng cũng bị tê vai và tay phải. Em nghĩ là dây thần kinh của em chỗ nào đó bị chèn. Sau khi tìm hiểu trên Internet thì có phương pháp chụp MRI. Vậy nếu em muốn kiểm tra bằng MRI thì chi phí khoảng bao nhiêu và nên đến bệnh viện nào? Xin cảm ơn Mangyte. (Nguyễn Việt Toản - Quận Bình Thạnh, TPHCM)
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY