Khoa học hôm nay

Phát hiện mới về sự tiến hóa của loài rắn: Cơ chế nam châm giúp chúng kháng lại nọc độc kẻ thù

Loài rắn luôn có những sự tiến hóa làm kinh ngạc giới khoa học.

Trong tự nhiên, có rất nhiều loài rắn có sở thích ăn thịt các loại rắn khác như rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn vua... nhưng đôi khi con mồi của chúng cũng là những loài rắn độc khét tiếng và điều đó khiến cho kẻ ăn thịt phải tiến hóa để thích nghi với điều này.

Mới đây, ngày 15/1/2021, trên trang web của trường Đại học Đại học Queensland của Úc (thường được gọi tắt là UQ) đã công bố một khám phá vô cùng thú vị về sự thích nghi này của các loài rắn.

Phát hiện mới về sự tiến hóa của loài rắn: Cơ chế nam châm giúp chúng kháng lại nọc độc kẻ thù - Ảnh 1.

Phó Giáo sư Bryan Fry bên cạnh con trăn vua. Ảnh: Abc.

Cụ thể theo phó giáo sư bryan fry tới từ phòng thí nghiệm tiến hóa chất độc của đại học queensland cho biết nhiều loài rắn đã tiến hóa một gene đặc biệt để tránh bị các loài rắn độc khác ăn thịt.

Cụ thể hơn chúng đã phát triển một cơ chế giống như hai cực cùng dấu của thanh nam châm sẽ đẩy xa nhau khi đặt gần. phó giáo sư bryan fry cho hay:

'thông thường, các loài rắn sử dụng độc tố thần kinh có một thụ thể thần kinh mang điện tích âm khiến cho hệ thần kinh của con mồi sẽ bị tê liệt. tuy nhiên một số loài rắn đã tiến hóa để thay thế các điện tích âm này trên thụ thể của chúng bằng các điện tích dương'.

Sự tiến hóa này giúp các loài rắn chống lại độc tố thần kinh từ các loài rắn khác (neurotoxin resistant, tạm dịch là: kháng độc tố thần kinh), từ đó cho phép chúng không bị tê liệt khi bị kẻ ăn thịt tấn công.

Phát hiện mới về sự tiến hóa của loài rắn: Cơ chế nam châm giúp chúng kháng lại nọc độc kẻ thù - Ảnh 3.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thay đổi này ít nhất 10 lần trong nhiều loài rắn khác nhau, thậm chí cả ở trăn miến điện (tên khoa học: python bivittatus) - con mồi của rắn hổ mang chúa.

Trong các cuộc chiến với rắn hổ mang chúa (tên khoa học: ophiophagus hannah), trăn miến điện thường thất thế bởi nọc độc của đối thủ. nếu như kháng được nọc độc của kẻ thù thì con trăn hoàn toàn có thể chiến thắng bằng sức mạnh cơ bắp của mình.

'tương tự, loài rắn chuột chũi nam phi (tên khoa học: pseudaspis cana), một con mồi yêu thích khác của rắn hổ mang cũng là một loài rắn có khả năng kháng độc tố thần kinh cực mạnh'.

'trái lại, những loài trăn châu á sống trên cây từ bé và các loài trăn ở úc hiếm khi đụng độ với các loài rắn độc ăn thịt có độc tố thần kinh thì không có chất kháng độc tố thần kinh'.

'chúng ta cũng đã biết về khả năng kháng độc tố thần kinh của nhiều loài động vật khác như cầy mangut, tuy nhiên đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra hiệu ứng như nam châm ở loài rắn'. phó giáo sư bryan fry cho hay.

Sở dĩ đến bây giờ các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra điều này là do sự xuất hiện của dụng cụ thí nghiệm tương tác phân tử sinh học của úc (abif) hoàn toàn mới cho phép phân tích hàng ngàn mẫu vât mỗi ngày.

Nghiên cứu được công bố trên tạp san học thuật Proceedings of the Royal Society B.

1

Theo Hoa Hướng Dương/Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

https://toquoc.vn/phat-hien-moi-ve-su-tien-hoa-cua-loai-ran-co-che-nam-cham-giup-chung-khang-lai-noc-doc-ke-thu-82021221152745958.htm

Theo Hoa Hướng Dương/Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/phat-hien-moi-ve-su-tien-hoa-cua-loai-ran-co-che-nam-cham-giup-chung-khang-lai-noc-doc-ke-thu/20210123095703584)

Tin cùng nội dung

  • Teo thực quản là một dị dạng bẩm sinh, do rối loạn trong quá trình tạo phôi thai nên teo thực quản thường kèm theo các dị tật khác.
  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY